Trao duyên là một trong những đoạn đặc sắc của truyện Kiều khi thể hiện được sự đau khổ của Thúy Kiều khi phải trao duyên của mình và Kim Trọng cho em gái là Thúy Vân. Cùng phân tích tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích để hiểu hơn về đoạn trích.
Phân tích tâm trạng Thúy Kiều trong đoạn trích trao duyên
Nguyễn Du là nhà văn tài năng với lối phổ thơ sử dụng ngôn từ tinh tế, đặc sắc gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Nổi bật nhất trong các tác phẩm để đời của ông cho đến ngày nay không thể không nhắc đến tác phẩm Truyện Kiều với câu chuyện dài về cuộc đời thâm trầm, đầy đau khổ của Thúy Kiều được phổ thành thể thơ lục bát. Nàng không chỉ có số phận nghiệt ngã, tủi nhục mà đau đớn hơn là mối tình dang dở với Kim Trọng được tác giả khắc họa rõ nét qua đoạn trích Trao duyên.
Xem thêm:
Bài cảm nhận 14 câu giữa bài trao duyên
Phân tích 18 câu đầu bài trao duyên
Tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích trao duyên
Mở đầu phân tích tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích trao duyên, ta hãy tìm hiểu qua khung cnarh Kiều nhờ Vân trả nghĩa cho Kim Trọng. Thúy Kiều vốn từ trước đã có một mối tình đầu quá đỗi trong sáng và hạnh phúc với chàng thư sinh Kim Trọng phong thái nho nhã, cốt cách thanh cao. Hai người đã âm thầm trao lời hẹn ước cùng kỷ vật định tình với lời thề nguyện mãi chung thủy với nhau.
Thế nhưng vì biến cố gia đình mà nàng đành “lỗi hẹn trăm năm” với Kim Trọng, để rồi phải chấp nhận cay đắng cùng lời khẩn thiết trao duyên lại cho em gái Thúy Vân:
Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim ,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kỳ,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
Chiếc thoa với bức tờ mây
Duyên này thì giữ, vật này của chung.
Dù em nên vợ nên chồng,
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên!
Mất người còn chút của tin,
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.
Thúy Kiều vốn là vai chị nhưng nàng lại mở lời nhờ cậy em gái Thúy Vân với lời lẽ khác thường bằng những từ ngữ kính cẩn “cậy”, “chịu lời”, “lạy rồi sẽ thưa”. Đó như lời như vừa nhờ vả, vừa van nài của Kiều và nàng khẩn cầu vì không muốn Thúy Vân từ chối.
Kiều phân trần với Thúy Vân về mối tình sâu đậm “ngày quạt ước”,”đêm chén thề” nhưng dang dở, “đứt gánh tương tư” giữa nàng và chàng Kim bằng những từ ngữ nghe thấy ai cũng phải thương cảm và đau lòng.
Bởi “sóng gió bất kỳ” của gia đình đã khiến nàng không thể tiếp tục chấp nối mối tình xưa với Kim Trọng. Thế nhưng, nàng vẫn luôn nghĩ đến tình thâm ruột thịt, Xót tình máu mủ, thay lời nước non”. Thế nên nàng mới đau đớn quyết định trao duyên cho em gái và đã có dự định trước cho cái chết của chính mình.
Do đó, Thúy Kiều đành toàn vẹn đôi đường để em gái và người mình yêu được hạnh phúc. Có như vậy, Kiều dù “dù thịt nát xương mòn” thì nàng vẫn cảm thấy được an ủi và có thể “Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”.
Từng câu thơ khẩn cầu trao duyên của Kiều tuy chỉ được Nguyễn Du đặc tả bằng những câu thơ lục bát. Thế nhưng lại khiến người nghe đau xót và thấu tận tâm can cho tình cảnh của Kiều.
Có thể thấy, nàng đã mâu thuẫn, day dứt và đau đớn như thế nào khi quyết định nhường lại mối duyên tình sâu đậm, đẹp đẽ của mình cho em gái. Nàng trao lại kỷ vật định tình là “Chiếc thoa với bức tờ mây” nhưng vẫn “nửa giữ-nửa níu” với câu nói “Duyên này thì giữ, vật này của chung”, cho thấy Kiều tuy trao duyên cho em nhưng lòng đau như cắt, không nỡ đành đoạn chấm dứt mối tình khắc cốt ghi tâm với Kim Trọng, nàng muốn trao duyên nhưng lại không muốn trao tình.
Trong lòng nàng lúc này là bao nhiêu ngổn ngang, mâu thuẫn, nửa muốn làm “nhưng” cũng nửa không đành. Bởi đâu người con gái nào muốn trao hạnh phúc riêng mình cho người khác, cho dù đó là em gái ruột thịt, đâu ai muốn người mình yêu lại kề cận, yêu thương người con gái khác. Vậy mà, Kiều đành phải vì chữ “Hiếu” mà “đứt từng đoạn ruột” nhường lại tình yêu cho Thúy Vân.
Suy cho cùng, đó cũng là giải pháp tốt nhất mà Kiều có thể làm được khi dự đoán trước rằng mình sẽ chết. Nếu như Kiều đã không thể có một tình yêu trọn vẹn với chàng trai tốt như Kim Trọng, thì hãy để cho gái được thừa hưởng tình yêu và hạnh phúc ấy.
Như vậy ở “nơi chính suối” ân tình của Kiều vẫn được ghi nhớ, vẫn được những người còn sống “Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên”, nàng cũng cảm thấy vui lây cho em gái và người yêu.
Xem thêm:
Phân tích 14 câu đầu bài trao duyên
Thúy Kiều một mặt trao duyên cho Thúy Vân, mặt khác nàng đã dự đoán được thần chết sắp sửa đưa nàng đi. Thế nên, Kiều vừa khẩn cầu để trao duyên cho em, nhưng cũng vừa trăn trối trước cho số phận đoản mệnh của mình:
Mai sau dù có bao giờ,
Đốt lò hương ấy, so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ gió cây,
Thấy hiu hiu gió, thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.
Dạ đài cách mặt, khuất lời,
Rảy xin chén nước cho người thác oan.
Bây giờ trâm gãy bình tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
Từng câu thơ được Nguyễn Du đặc tả về việc Kiều dự đoán trước cái chết của mình nghe sao thê lương và bi thảm quá! Nàng tự nhận mình là “người thác oan”
Thật vậy bởi một người con gái “liễu yếu đào tơ”, “công dung ngôn hạnh”, hiền đức như Kiều, lại có thêm mối tình sâu sắc cùng Kim Trọng như chưa hạnh phúc được bao lâu lại phải vì chữ “Hiếu” mà “trâm gãy bình tan”, tấm thân trong trắng bị “thói quan quyền, phường danh lợi” chà đạp không thương tiếc.
Tâm trạng Thúy Kiều trong đoạn trích trao duyên
Phân tích tâm trạng Thúy Kiều trong đoạn trích trao duyên ta thấy Nàng xót thương cho mình “Nát thân bồ liễu”, nên mới quyết trao duyên em để thay tình chị “đền nghì trúc mai” trả nghĩa ân tình, nợ ái ân cho Kim Trọng. Để sau này khi nàng chết đi, “Dạ đài cách mặt, khuất lời” không thể kề bên, không thể tiếp nối duyên tình với chàng được nữa.
Trăm nghìn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.
Phân sao phận bạc như vôi?
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Kim Lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!
Sau khi Kiều trao tín vật định tình và gửi gắm duyên tình cho Thúy Vân thì nàng lại chuyển từ động thái nói với em gái sang độc thoại nội tâm với chính mình. Có thể thấy, nàng đã đau khổ tột cùng đến mức không thể nói nên lời nữa.
Những dày vò trong tâm can nàng lúc này chính là sự chấp nhận, nàng chỉ còn có thể “đành” để “nước chảy hoa trôi lỡ làng”, xót thương cho bản thân mình cùng sự nhung nhớ người thương da diết với lời tự trách “Ôi Kim Lang! Hỡi Kim lang!/ Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!”.
Bằng những từ ngữ tinh tế nhưng có sức tạo hình mạnh mẽ, Nguyễn Du đã khiến người đọc dường như đồng cảm và không thể không xót xa cho hoàn cảnh éo le đẫm nước mắt cho cuộc đời nàng Kiều đáng thương. Có thể thấy, đoạn trích Trao duyên đã lột tả được “cơn sóng dữ dội” trong tâm can Thúy Kiều khi quyết “nhường” thâm tình sâu đậm cho em gái.
Hy vọng qua bài văn mẫu phân tích tâm trạng của Thúy Kiều trong đoạn trích trao duyên, CungHocVui sẽ giúp bạn đọc có những giờ phút học tập hiệu quả môn Ngữ Văn 10.
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK