Trang chủ Lớp 10 Soạn văn Lớp 10 SGK Cũ Trao duyên - Truyện Kiều Dàn ý phân tích 14 câu đầu bài Trao duyên truyện Kiều chi tiết, hay

Dàn ý phân tích 14 câu đầu bài Trao duyên truyện Kiều chi tiết, hay

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Gợi ý dàn ý phân tích Trao Duyên 14 câu đầu chi tiết, hay nhất 

      Dàn ý Phân tích trao duyên14 câu đầu chi tiết trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 10 chương trình tiêu chuẩn tập 2 trang 103 - trang 106. Dàn ý chi tiết sẽ giúp bạn hiểu hơn về 14 câu trong đoạn trích cũng như hiểu rõ hơn về đoạn trích. Cùng CungHocVui theo dõi và đạt kết quả học tập tốt hơn nhé!

Phân tích 14 câu đầu bài trao duyên- CungHocVui

Hình minh họa 14 câu thơ đầu bài Trao duyên (trích “Truyện Kiều”)

Mở bài dàn ý phân tích trao duyên 14 câu thơ đầu

  • Giới thiệu tác giả Nguyễn Du (tên tuổi, vị trí trong nền văn học) 

  • Giới thiệu tác phẩm Truyện Kiều

  • Giới thiệu đoạn trích Trao duyên

  • Sơ lược nội dung 14 câu thơ đầu của đoạn trích: Lời Thúy Kiều nhờ cậy, van xin Thúy Vân thay mình kết duyên cùng Kim Trọng

Xem thêm:

Bài cảm nhận 14 câu giữa bài trao duyên

Phân tích 18 câu đầu bài trao duyên

Thân bài dàn ý trao duyên 14 câu đầu 

2 câu thơ đầu: Thúy Kiều ngỏ lời nhờ em là Thúy Vân kết duyên cùng Kim Trọng

  • Điệu bộ lời nói:

  • “Cậy”: Đồng nghĩa với từ “nhờ”, từ “cậy” còn bao hàm ý nghĩa gửi gắm, mong đợi, tin tưởng cao hơn 1 bậc so với “nhờ”.

  • “Chịu lời”: gần giống “nhận lời”, “chịu lời” mang sắc thái nài nỉ, người nghe khó từ chối, bắt buộc phải chấp nhận.

  • Cử chỉ hành động: “Lạy, thưa”

  • Là hành động thể hiện sự kính trọng của người bề dưới với người bề trên, nhưng ở đây Kiều là chị lại hạ mình lạy, thưa em gái.

=> Hành động bất thường đặt trong mối quan hệ với các từ ngữ đặc biệt đã nhấn mạnh tình thế éo le của Thúy Kiều.

Xem thêm:

Phân tích 14 câu đầu bài trao duyên

Phân tích tâm trạng Thúy Kiều khi trao duyên

10 câu thơ tiếp theo: Lý lẽ thuyết phục trao duyên của Kiều 

  • Hoàn cảnh nghiệt ngã của bản thân Kiều:

  • “đứt gánh tương tư”: thành ngữ chỉ việc tình duyên dang dở của Kiều. Phải lựa chọn một bên là chữ hiếu một bên là chữ tình nên trao duyên là lựa chọn duy nhất của nàng.

  • Chữ “mặc” : là sự phó mặc, toàn bộ “tơ thừa” của chị đều tùy thuộc Thúy Vân.

=> Là lời thuyết phục khôn khéo của Kiều dấy lên tình thương và trách nhiệm trong gia đình của Thúy Vân.

  • Kiều kể về mối tình với chàng Kim:

  • Hình ảnh “Quạt ước, chén thề”: những kỉ niệm đẹp, ấm êm, hạnh phúc của Thúy Kiều - Kim Trọng với những lời thề nguyền, đính ước thủy chung.

  • “Sóng gió bất kì”: Tai họa bất ngờ ập đến gia đình, Kiều đã phải chọn hy sinh mối tình.

=> Một mối tình đẹp mà mong manh. Từ sự xót xa của Kiều cũng khiến Vân phải mủi lòng,

  • Kiều nhắc đến thanh xuân, tình máu mủ và cái chết:

  • Hình ảnh ẩn dụ “Ngày xuân" : chỉ tuổi trẻ. Vân vẫn còn trẻ, còn cả đoạn đường dài tương lai phía trước.

  • “Tình máu mủ”: tình cảm ruột thịt của những người cùng huyết thống là điều ràng buộc khiến Vân khó lòng chối bỏ.

  • “Thịt nát xương mòn” và “Ngậm cười chín suối” : dùng thành ngữ ám chỉ cái chết. Dù ra đi chỉ mong Vân nhận lời thì Kiều đã mãn nguyện.

-> Kiều vịn vào cả cái chết để thể hiện sự cảm kích vô cùng của mình khi Vân nhận lời.

Xem thêm:

Phân tích 14 câu giữa bài Trao duyên của truyện Kiều

Dàn ý phân tích 14 câu giữa bài Trao Duyên

- Kiều trao tín vật cho em:

  • “Chiếc vành - Tờ mây”: vật thề ước trong mối tình Kim Trọng - Thúy Kiều.

-> trao tín vật nhưng lòng xót xa, nghẹn ngào

=> Lý lẽ của Kiều vừa thấu tình vừa đạt lý khiến Vân không thể không nhận lời.

=> Kiều là một người con gái thông minh nhưng cũng yếu mềm, đầy cảm xúc.

* Sơ kết nét nghệ thuật trong đoạn thơ:

  • Cách sử dụng từ ngữ, thành ngữ dân gian, hình ảnh ẩn dụ, các thủ pháp nghệ thuật liệt kê, ẩn dụ.

  • Giọng điệu nhẹ nhàng, da diết, giàu cảm xúc.

Kết bài

  • Tóm lược nội dung và nghệ thuật của 14 câu thơ đầu bài Trao duyên.

  • Cảm nhận bản thân.

 

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK