Khao khát được sống hạnh phúc là một trong những nhu cầu cơ bản, luôn tồn tại sâu thẳm trong mỗi con người. Thế nhưng những cuộc chiến tranh vô nghĩa vì lợi ích của những kẻ thống trị xảy ra, ngăn cản nhân dân thực hiện cái quyền được hạnh phúc ấy. Và người chinh phụ trong Chinh phụ ngâm khúc cũng là một trong số đó. Đáng thương thay cho số phận nàng,hãy cùng cảm nhận rõ hơn qua phần hướng dẫn viết bài cảm nhận của em về tâm trạng của người chinh phụ dưới đây.
Cảm nhận của em về tâm trạng của người chinh phụ
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu đoạn trích
- Giới thiệu nội dung chính của tác phẩm và nội dung của đoạn trích
- Cảm nhận 12 câu đầu của đoạn trích:
Trời đất bao la, ánh sáng ban mai làm nổi bật lên cảnh lẻ loi của người chinh phụ
- Cảm nhận 4 câu tiếp theo:
Nỗi ai oán và cảm giác cô đơn đến đáng sợ
Không dám động tới bất cứ thứ gì xung quanh mình vì sợ nhớ tới hình bóng chồng và ngày còn đoàn tụ hạnh phúc
- Cảm nhận 4 câu tiếp theo
Trong nỗi tuyệt vọng, nàng gửi lời mình theo mây gió
Không gian xa cách giữa hai đầu nỗi nhớ được tác giả so sánh với hình ảnh vũ trụ vô biên
Xem thêm:
Dàn ý phân tích 8 câu đầu bài chinh phụ ngâm
Dàn ý tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ kèm bài văn mẫu
- Cảm nhận về 2 câu tiếp theo
Giữa con người và cảnh vật dường như có sự tương đồng khiến cho nỗi sầu thương trở nên da diết, bất tận.
Nỗi khổ tâm đang giày vò nàng ghê gớm ấy, không biết có trời xanh nào thấu được
Bi kịch của người phụ nữ trong xã hội cũ không được sống hạnh phúc, đồng thời cũng phản ánh thái độ lên án chiến tranh của tác giả.
- Cảm nhận 10 câu cuối:
Là bức tranh tả cảnh ngụ tình đặc sắc nhất trong Chinh phụ ngâm
- Các từ láy được sử dụng rất nhiều trong bài: mê mải, châu chan, thăm thẳm… cùng với từ ngữ đắt giá như: Tuyết dường cưa, sương búa bổ, xẻ héo cành ngô,....
- Qua phần cảm nhận về đoạn trích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ chinh phụ ngâm khúc nói chung và đoạn trích nói riêng, đều đã phản ánh lên được khao khát cơ bản và cần thiết nhất của con người: hạnh phúc.
Bài văn mẫu cảm nhận về tâm trạng của người chinh phụ
Chinh phụ ngâm của tác giả Đặng Trần Côn sáng tác vào khoảng nửa đầu thế kỉ XVIII, nhận được sự đồng cảm rộng rãi của người dân cũng như tầng lớp nho sĩ. Tác phẩm này phản ánh được bản chất cũng như sự đau khổ, chiến tranh phi nghĩa mà người dân phải gánh chịu trong thời kì xã hội rối ren. Đồng thời đề cao quyền sống và khao khát hạnh phúc đôi lứa, là việc mà ít tác phẩm thời này nhắc đến.
Vì như vậy có xuất hiện rất nhiều bản dịch của tác phẩm, nhưng nổi bật nhất là bản của bà Đoàn Thị Điểm sang chữ nôm. Bản dịch này được thành công cả về nội dung và nghệ thuật từ nguyên tác.
“Chinh phụ” trong Chinh phụ ngâm khúc là cô gái chỉ vừa mới tiễn chồng ra trận với hi vọng chàng sẽ lập được công danh hiển hách, mang về phú quý vinh hoa. Nhưng chỉ ngay sau khi tiễn đưa, nàng lập tức nhận ra nỗi cô đơn, lẻ lỏi, lo lắng từ nơi hậu phương cho chồng và hiểu rằng cảnh lứa đôi hạnh phúc ngày càng xa vời.
Đoạn trích “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ” nằm từ câu 193 đến 288 của tác phẩm. Đó là những sắc thái khác nhau ở sự cô đơn của người phụ nữ đáng lẽ ra phải đang được hưởng hạnh phúc của tình yêu đôi lứa.
Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước
Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen.
Ngoài rèm thước chẳng mách tin,
Trong rèm dường đã có đèn biết chăng?
Đèn có biết dường bằng chẳng biết?
Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi.
Buồn rầu nói chẳng nên lời,
Hoa đèn kia với bóng người khá thương!
Gà eo óc gáy sương năm trống,
Hòe phất phơ rũ bóng bốn bên.
Khắc giờ đằng đẵng như niên,
Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.
Qua những dòng thơ trên, ta có thể tưởng tượng ra được được khung cảnh hoang vắng, tĩnh mịch nơi người chinh phụ đang ở. Nàng thật nhỏ bé, cô độc biết bao giữa không gian rộng lớn: tiếng gà gáy báo canh năm, hoè phất phơ rủ bóng trong ánh sáng lờ mờ càng khiến người ta cảm được nỗi buồn bã.
Xem thêm:
Phân tích 8 câu đầu tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Nghị luận tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ hay
Không nhắc đến chiến tranh, như ta vẫn thấy được nỗi ai oán trong lòng nàng:
Hương gượng đốt hồn đà mê mải,
Gương gượng soi lệ lại châu chan.
Sắt cầm gượng gảy ngón đàn,
Dây uyên kinh đứt, phím loan ngại chùng.
Nỗi cô đơn cứ luẩn quẩn trong đầu người chinh phụ, khiến nàng muốn nhưng cũng khó lòng thoát ra. Dù có cố gượng dậy tô son điểm phấn hay dạo đàn, thế nhưng những việc ấy dường như lại phản tác dùng vì nó nhắc nàng về tình cảnh chăn đơn gối chiếc.
Soi gương nhớ đến chồng cũng từng chung bóng, lại phản chiếu lại nhan sắc dần tàn phai. Đốt hương thì lại thấp thỏm lo âu, quả thực không lối thoát. Gảy đàn khúc loan phượng sum vầy lại chạnh lòng vì sự chia lìa vợ chồng đang gánh chịu. Những vòng luẩn quẩn chỉ toàn đưa cho nàng suy nghĩ tiêu cực, đi đâu cũng đều quay trở về nỗi phiền lòng đã cũ.
Nàng chẳng dám đụng vào thứ gì nữa, vì mỗi đồ vật là một kỷ niệm, mỗi khung cảnh là một kí ức và mỗi hành động lại khiến nàng nghĩ về cảnh đoàn tụ chẳng biết bao giờ mới xảy ra. Sự chông chênh ấy làm sao mới có thể giải quyết đây, vì nó khiến người chinh phụ phải bất an và khổ sở quá rồi. Đâu còn cách nào khác, nàng chỉ đành gửi thương nhớ vào cơn gió:
Lòng này gửi gió đông có tiện?
Nghìn vàng xin gửi đến non Yên.
Non Yên dù chẳng tới miền,
Nhớ chàng thăm thẳm đường lên bằng trời.
Tâm trạng của người chinh phụ khi chồng nơi chiến trường xa
Một ý nghĩ bất chợt và có phần nên thơ xuất hiện trong đầu người chinh phụ: nhờ gió xuân gửi lòng mình tới người chồng ở chiến trường xa. Người chồng nơi ấy chịu bao khổ sở, vất vả chắc hẳn cũng rất nhớ thương mái ấm gia đình nơi hậu phương. Có lẽ điều ấy cũng giúp nàng giải tỏa được phần nào. Khoảng cách giữa hai đầu nỗi nhớ được tác giả ví von là thăm thẳm như được lên trời. Khoảng cách ấy vừa xa, lại vừa chẳng có cách nào có thể chạm tới. Ngắn gọn, hàm súc, chỉ với vài câu thơ thôi đã giúp ta hiểu được nỗi lo cách trở ấy.
Nàng bộc lộ cảm xúc của mình:
Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu,
Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong.
Sự xót xa, cay đắng được thể hiện trực tiếp qua hai câu thơ thất ngôn. Nỗi khổ tâm đang giày vò nàng ghê gớm ấy, không biết có trời xanh nào thấu được? Trời cao đất dày, liệu tâm tư nàng gửi gắm đến sẽ được tai ai?
Bởi vậy nên nó càng kết tụ, càng cuộn xoáy, gây nên nỗi đớn đau cho thể xác:
Cảnh buồn người thiết tha lòng,
Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun.
Người ta nói : “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” quả thật rất đúng. Qua đôi mắt đẫm lệ của người chinh phụ, ta thấy được cả nỗi sầu thương của cảnh vật. Tâm hồn giá lạnh lại như phủ thêm tầng băng tuyết cho không gian. Giọt sương sớm long lanh không hề mang đến sự tươi mới, tiếng trùng rả rích trong đêm mưa gió lại càng tôn lên bao nỗi đoạn trường trong lòng. Dưới tình cảnh ấy, ta liền lập tức hiểu ra rằng: Cuộc sống của rất nhiều người phụ nữ trong xã hội phong kiến là bi kịch bởi chiến tranh vô nghĩa và tàn ác.
Nỗi nhớ thì vô cùng, nhưng suy nghĩ người chinh phụ lại bị giới hạn bởi cuộc sống nghiệt ngã của mình. Thiên nhiên lạnh lẽo như truyền, như ngấm cái lạnh đáng sợ vào tận tâm hồn nàng: :
Sương như búa, bổ mòn gốc liễu,
Tuyết dường cưa, xẻ héo cành ngô.
Cuối cùng nàng đã hiểu được sự tàn phá ghê gớm của thời gian. Thế nhưng ít ra người ta cũng thấy được rằng, thất vọng nhưng chưa hề tuyệt vọng, vẫn còn một tia sáng lấp lánh trong lòng nàng.
Xem thêm:
Phân tích 8 câu cuối tính cảnh lẻ loi của người chinh phụ
Bài văn mẫu phân tích tâm trạng của người chinh phụ ngâm
Tám câu cuối là bức tranh tả cảnh ngụ tình đặc sắc nhất trong Chinh phụ ngâm:
Vài tiếng dế nguyệt soi trước ốc,
Một hàng tiêu gió thốc ngoài hiên.
Lá màn lay ngọn gió xuyên,
Bóng hoa theo bóng nguyệt lên trước rèm.
Hoa dãi nguyệt, nguyệt in một tấm,
Nguyệt lồng hoa, hoa thắm từng bông.
Nguyệt hoa, hoa nguyệt trùng trùng,
Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đau
Tâm trạng của người chinh phụ: cô đơn, lẻ loi
Ý thơ đi từ tỉnh đến cảnh rồi lại từ cảnh trở về tình, cứ dội qua dội lại như vậy nhằm thể hiện rõ tâm trạng ở đâu, lúc nào, làm gi... người chinh phụ cũng chí vò võ một mình một bóng mà thôi!
Tâm trạng mới của người chinh phụ được báo hiệu bằng một động từ rất mạnh “thốc”. Phải chăng điều khiến lòng người trở nên rạo rực, khao khát hạnh phúc lứa đôi là cảnh hoa- nguyệt giao hòa? Ngoài ra, tác giả còn đưa thêm các từ như dãi, lồng mang lại cho người ta cảm giác quần quýt nhưng tế nhị, kín đáo của lứa đôi. Các từ láy được sử dụng rất nhiều trong bài: mê mải, châu chan, thăm thẳm… cùng với từ ngữ đắt giá như: Tuyết dường cưa, sương búa bổ, xẻ héo cành ngô,.... Xuyên suốt từ đầu đến cuối đoạn trích, ta như cảm nhận được tiếng lòng dạt dào như những con sóng qua thể thơ song thất lục bát, hết thương lại nhớ, hết nhớ lại thương.
Điểm thành công nhân của đoạn trích này chính là tâm trạng của người chinh phụ được diễn tả xuất sắc bằng bút pháp nghệ thuật vô cùng điêu luyện. Cảnh vật bên ngoài cũng vô cùng ăn nhập với những diễn bối nội tâm bên trong của nàng.
Tác phẩm chinh phụ ngâm khúc nói chung và đoạn trích nói riêng, đều đã phản ánh lên được khao khát cơ bản và cần thiết nhất của con người: hạnh phúc. Tác giả lên án những cuộc chiến tranh phi nghĩa đã chia cắt tình cảm đôi lứa, những người chồng phải xông pha ra trận vì quyền lực của những kẻ cầm quyền. Để từ đó dẫn đến cảnh người chinh phụ đang chịu đựng, hay tệ hơn: mẹ mất con, chồng mất vợ và con mất đi cha.
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK