Phân tích tâm trạng của người chinh phụ ngâm: cô đơn, lẻ loi- văn 10

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Phân tích tâm trạng của người chinh phụ ngâm

      Cùng phân tích tâm trạng của người chinh phụ ngâm để hiểu rõ hơn về nỗi nhớ, tình yêu thương của người phụ nữ giành cho người chồng nơi xa cũng như hiểu hơn về tâm trạng, sự hy sinh của người phụ nữ trong xã hội xưa.

Phân tích tâm trạng của người chinh phụ ngâm- CungHocVui
Tâm trạng và nỗi nhớ thương của người chinh phụ giành cho chồng

Mở bài- phân tích tâm trạng của người chinh phụ ngâm

     Đặng Trần Côn là nhà văn tài năng với nhiều tác phẩm để đời. Nổi bật trong số đó phải kể đến bài thơ Chinh phụ ngâm đã khắc họa rõ nét sự cô đơn, lẻ loi của người thiếu phụ khi tiễn chồng ra chiến trận nhưng không hẹn ngày về. Tác phẩm đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc qua cảnh người chinh phụ đơn độc, lẻ bóng nơi phòng the với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau.

Xem thêm:

Dàn ý phân tích 8 câu đầu bài chinh phụ ngâm

Dàn ý tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ kèm bài văn mẫu

Thân bài- phân tích tâm trạng của người chinh phụ ngâm

8 câu đầu thể hiện nỗi cô đơn của người chinh phụ

     8 câu thơ đầu đã khắc họa hình ảnh người chinh phụ sau khi tiễn chồng ra chiến trận thì tâm trạng lúc nào mong ngóng, bồn chồn, cảnh vật xung quanh cũng trở nên cô quạnh và lạnh lẽo:

                         Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước

                         Ngồi rèm thừa rủ thác đòi phen

     Không gian hiu quạnh chỉ có người chinh phụ đơn độc trước hiên nhà, nàng chẳng thiết tha làm gì, chỉ còn biết gieo từng bước chân nặng nhọc với tâm trạng lo lắng, nỗi chán chường, cô đơn khi không có chồng bên cạnh. Nàng dường như chỉ còn biết làm mọi việc theo thói quen khi “rủ thác đòi phen” một cách vô định, còn tâm trí thì chỉ nghĩ đến chồng ở phương xa.

     Tác giả đã khắc họa hình ảnh người thiếu phụ đơn độc trong căn nhà trống, thiếu vắng sự yêu thương, lòng thì lúc nào cũng lo sợ, mong ngóng ngày người thương trở về. Ngày ngày nàng chỉ biết mong tin lành từ chim thước nhưng đợi mãi cũng chẳng thấy chim báo tin. Đêm về nàng lại lẻ bóng giữa không gian bao la, tịch mịch, không tiếng nói, không ai tâm tình, tâm tư đơn độc, lẻ loi.

     Nàng chỉ còn biết tâm sự với chính bản thân mình “đèn có biết dường bằng chẳng biết/ Lòng thiếp riêng bi thiết mà thôi”. Cùng với hình ảnh hoa đèn như càng tô đậm thêm nỗi cô đơn, khao khát hạnh phúc đang tràn ngập và đè nặng nỗi lòng của người chinh phụ.

     Tác giả đã khéo léo sử dụng những từ ngữ đối lập nhau như “ rủ- thác”, “ngoài- trong” để nhấn mạnh sự lặp đi lặp lại những hành động của người chinh phụ một cách nhàm chán, chỉ làm qua loa như một thói quen hằng ngày chứ không hề có hứng thú.

     Bên cạnh đó là những từ ngữ miêu tả đặc sắc tâm trạng nặng nề của người chinh phụ như: Bi thiết, buồn rầu, khá thương,...gợi lên nỗi buồn vời vợi, sự chung thủy và khao khát tình yêu nhưng bị chiến tranh ngăn cách đang trỗi dậy trong lòng nàng.

Xem thêm:

Phân tích 8 câu đầu tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ

Nghị luận tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ hay

8 câu tiếp theo thể hiện nỗi buồn phiền kéo dài ngày qua ngày của người chinh phụ

 Tâm trạng người chinh phụ ngâm- CungHocVui
Tâm trạng người chinh phụ ngâm

     8 câu thơ tiếp theo gợi lên sự chờ đợi đến mỏi mòn của người chinh phụ ngày qua ngày với hy vọng chồng trở về bình an:

                         Gà eo óc gáy sương năm trống

                         Hoè phất phơ rủ bóng bốn bên

                         Khắc giờ đằng đẵng như niên

                         Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa

     Người chinh phụ từ tâm trạng bồn chồn, muộn phiền chuyển thành sự chờ đợi dằng dẵng từng ngày. Đối với nàng “Khắc giờ đằng đẵng như niên”, sự mong ngóng từng giây trôi qua dài như một năm, chờ từng ngày, từng đêm ăn ngủ không yên, cảnh vật xung quanh đối với nàng cũng trở nên buồn rười rượi khi “gà eo óc gáy”, “hòe phất phơ rủ” chẳng có lấy một chút động lực, chẳng thể có lấy một ngày vui.

     Nàng luôn chờ đợi một ngày sum họp, tình yêu hạnh phúc sẽ trở về nhưng chờ mãi đến mức trong lòng cũng dâng lên “Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa”, nỗi lòng không ai thấu, nỗi niềm không người kề bên, sẻ chia, tình yêu không trọn vẹn.

     Từng từ ngữ vừa diễn tả âm thanh vừa diễn tả cảnh vật một cách lẻ loi, heo hút của Đặng Trần Côn đã khiến không gian trở nên buồn bã hơn, tô đậm sự đơn côi, cô quạnh thăm thẳm từ sâu trong lòng của người chinh phụ.

     Nàng cố tìm một chút động lực để an ủi bản thân bằng cách làm những việc khác, nhưng dường như sự cô đơn vẫn bủa vây chặt lấy nàng. Tác giả đã sử dụng từ “gượng” để diễn tả cho sự gượng gạo, miễn cưỡng của người chinh phụ. Nàng muốn lạc quan nhưng không thể vui nỗi, nàng muốn phấn chấn hơn để tô điểm cho bản thân cũng không thể làm nỗi. Người thiếu phụ ấy buồn phiền đến mức “hương gượng đốt”, “gương gượng soi”, “gượng gảy ngón đàn”. 

     Bởi có lẽ nàng nghĩ “Dây uyên kinh đứt phím loan ngại ngùng”, soi gương trang điểm mà không ai xem, gảy đàn mà không ai thưởng thức, chỉ có đơn độc mình nàng thì có làm những việc này cũng vô nghĩa.

Xem thêm:

Phân tích 8 câu cuối tính cảnh lẻ loi của người chinh phụ

8 câu cuối gợi nối niềm nhớ thương chồng nơi phương xa của người chinh phụ

 bài văn mẫu phân tích tâm trạng người chinh phụ ngâm- CungHocVui
Bài văn mẫu phân tích tâm trạng người chinh phụ ngâm

     Nếu như 8 câu thơ trên khắc họa hình ảnh người thiếu phụ buồn rầu, đứng ngồi không yên, sinh hoạt bình thường cũng trở nên gượng gạo, miễn cưỡng, không vui, thì 8 câu thơ cuối lại gợi lên nỗi nhớ chồng da diết nơi phương xa của người chinh phụ ấy:

                         Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu

                         Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong

                         Cảnh buồn người thiết tha lòng

                         Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun

     Khổ thơ cuối cùng đã gửi gắm nỗi nhớ nhung của người chinh phụ đến nơi chiến trường xa xôi, mong chồng sẽ cảm nhận được, sớm ngày thắng trận trở về đoàn tụ với nàng. Nỗi nhung nhớ của nàng được tác giả ví cao rộng tựa như “trời thăm thẳm xa vời”, thế mà nỗi nhớ của người chinh phụ cứ “đau đáu nào xong”, khiến cho khung cảnh xung quanh cũng chẳng thể tươi tắn hơn khi “Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun”, những hạt mưa như làm lòng người đang buồn thêm sầu não hơn, thê lương hơn.

Kết bài phân tích tâm trạng của người chinh phụ ngâm

      Qua bài thơ chinh phụ Ngâm, tác giả Đặng Trần Côn không chỉ diễn tả tinh tế và đặc sắc tâm trạng của người thiếu phụ trong tình cảnh đơn côi, lẻ bóng, ở nhà chờ chồng với tâm trạng sầu muộn và mong ngóng về ngày vợ chồng sum họp để tình yêu được trọn vẹn. Ông đã khéo léo sử dụng nhiều thủ pháp nghệ thuật ước lệ cùng những từ ngữ miêu tả không gian thời gian, âm thanh để nhấn mạnh sự hiu quạnh cô đơn của người thiếu phụ ấy. Đồng thời cũng lên án xã hội nhiễu nhương, chiến tranh triền miên đã đẩy nhiều gia đình vào hoàn cảnh bất hạnh.

     Hy vọng qua bài văn mẫu phân tích tâm trạng người chinh phụ ngâm, CungHocVui sẽ giúp bạn có những giờ phút học tập tốt hơn môn Ngữ Văn 10.

 

 

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK