Phân tích hình tượng Lê Lợi giúp các bạn có thêm một dạng đề bài để tham khảo, đồng thời củng cố kiến thức trong bài Bình Ngô đại cáo. Bài viết giúp bạn bổ sung thêm kiến thức văn học, làm đa dạng phong phú về ngôn từ cũng như trau dồi cách hành văn. Hãy theo dõi bài viết bên dưới để có thêm cho mình những cảm nhận mới mẻ về hình tượng Lê Lợi trong bài nhé!
Hình tượng Lê Lợi trong Bình Ngô đại cáo
Văn học trung đại Việt Nam là giai đoạn văn học với nhiều sự biến chuyển nhất là của các triều đại. Trong giai đoạn này, không ít tác phẩm xuất sắc đã ra đời nhưng nổi bật hơn thảy phải nói đến Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Chắc hẳn ai trong chúng ta đã từng một lần nghe đến tên Nguyễn Trãi một nhà nho yêu nước, một khai quốc công thần và là một danh nhân văn hóa thế giới xuất chúng. Ở Bình Ngô đại cáo ông gửi gắm toàn bộ tâm tư tình cảm của mình để nói đến những vấn đề chính trị mang phong cách chính luận. Tác phẩm ngoài bàn đến những vấn đề nhân nghĩa của nhà nho, tố cáo, vạch trần tội ác giặc Minh còn ca ngợi tinh thần, truyền thống chống giặc của quân dân ta. Đặc sắc hơn, Nguyễn Trãi đã dựng nên hình tượng Lê Lợi trong Bình Ngô đại cáo đầy tài ba và anh hùng.
Xem thêm:
Dàn ý nghị luận Bình Ngô Đại Cáo chi tiết, đủ ý
Bài văn mẫu nghị luận Bình Ngô đại cáo hay nhất
Hình tượng Lê Lợi được Nguyễn Trãi khắc họa trong Bình Ngô đại cáo
Ở đoạn ba, hình tượng Lê Lợi trong Bình Ngô đại cáo được khắc họa bằng ngôn từ thông qua tài năng của Nguyễn Trãi. Nét phác họa đầu tiên mà tác giả chọn chính là cách nhân vật hồi tưởng về quá khứ thể hiện rõ ở đoạn:
“Ta đây
Núi Lam Sơn dấy nghĩa
Chốn hoang dã nương mình
Ngẫm thù lớn há đội trời chung
Căm giặc nước thề không cùng sống.”
Trước khi được biết đến là một vị anh hùng, Lê Lợi là người con của đất Lam Sơn, sinh ra trong gia đình giàu có, nối nghiệp cha làm chúa trại. Với lòng yêu nước và căm thù giặc, ông cùng 18 người bạn lập ra nghĩa quân Lam Sơn với lời thề quyết tâm chống giặc cứu nước. Lý tưởng lớn lao của Lê Lợi nói riêng và nghĩa quân Lam Sơn nói chung đã khiến nhân dân kính nể, giặc ngoại bang phải lo sợ, thế nên chúng tìm mọi cách tiêu diệt nghĩa quân.
Trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến, có vô vàn khó khăn hiểm trở, Lê Lợi đã dùng hết sức cùng nghĩa quân vượt qua giai đoạn khó khăn này. Nguyễn Trãi đã tài tình vẽ nên một Lê Lợi đời thường nhưng vẫn đầy khí phách của một vị lãnh tụ.
Xem thêm:
Thuyết minh về tác phẩm Bình Ngô đại cáo
Thuyết minh về tác giả Nguyễn Trãi: Bài văn mẫu và dàn ý
Trong câu “Ta đây”, từ “Ta” mang hai lớp nghĩa. Một là đại từ nhân xưng chỉ cá nhân Lê Lợi, điều này cho thấy được sự tự ý thức về giá trị bản thân, cũng như vai trò, vị trí của ông đối với nghĩa quân trong cuộc kháng chiến. Nghĩa thứ hai là chỉ toàn bộ nghĩa quân Lam Sơn, ở lớp nghĩa này ông tỏ ý khiêm nhường, tạo ra sự gần gũi giữa “tướng” và “quân”, xóa bỏ rào cản binh quyền mà thay vào đó là lòng yêu nước và căm thù giặc sâu sắc. Bấy nhiêu đó, ta đã thấy tác giả vẽ lên chân dung một vị anh hùng đức độ, tài năng và giàu sự khiêm tốn, mang dáng dấp của một đấng minh quân.
Mặt khác, ông chọn Lam Sơn làm căn cứ cho nghĩa quân, bởi ông am hiểu về địa hình cũng như nắm rõ các đặc điểm trọng yếu, chính sự hiểu biết tường tận ấy giúp ông có khả năng điều binh khiển tướng, nuôi binh chờ chiến. Cùng với đó, nhân dân sẽ dễ dàng tiếp thêm lương thực thực phẩm cũng như vũ khí, phục vụ cho cuộc khởi nghĩa.
Lê Lợi xuất thân là chúa trại, ông có thừa khả năng sống một cuộc sống an nhàn trong vinh hoa phú quý nhưng lại chọn “chốn hoang dã nương mình” vì nợ nước thù nhà. Trong ông có sự nhận thức rõ rệt về cái chí làm trai phải gánh nợ non sông, bởi mới nói ông chính là người anh hùng áo vải xuất thân từ nhân dân. Cái làm nên một Lê Lợi anh hùng chỉ gói gọn trong hai câu “Ngẫm thù lớn há đội trời chung/ Căm giặc nước thề không cùng sống.”
Hình tượng Lê Lợi được khắc họa trong Bình Ngô đại cáo
Để rồi khi dấng thân vào chinh chiến chàng thanh niên hai mươi mốt tuổi đã phải lao tâm khổ tứ vì nước vì dân. Chính lúc này vẻ đẹp lý tưởng của ông lại một lần nữa tỏa sáng, thể hiện ở đoạn:
“Đau lòng nhức óc, chốc đã mười mấy năm trời,
Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối,
Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh;
Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phế đắn đo càng kĩ.
Nhưng trằn trọc trong cơn mộng mị,
Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi.”
Dường như mọi sự khổ tâm, lao lực của Lê Lợi đều được phác họa hết bằng ngôn từ biết nói của Nguyễn Trãi, từng câu, từng chữ ta thấy từng nhịp thở của sự lo âu. Ở đoạn này, tác giả không chỉ vẽ nên bức chân dung ngoại hình, mà còn cho người đọc thấy được vẻ đẹp ẩn chứa bên trong tâm hồn người anh hùng áo vải. Ông đau với sự đau đớn của nhân dân, chịu “nếm mật nằm gai”, “quên ăn vì giận”, ông có sự thấu hiểu đạo lý rằng phàm là việc lớn thì không thể nóng vội, nhưng mỗi giờ phút trôi qua lòng căm thù giặc trong ông lại sục sôi.
Chính vì sứ mệnh lớn lao ấy đã làm ông trăn trở, lo âu nuôi binh, thao luyện, phải làm thế nào cho nghĩa binh ngày một lớn mạnh, làm thế nào để nhanh chóng đánh đuổi ngoại bang. Hình ảnh nằm gai nếm mật được Nguyễn Trãi sử dụng vô cùng đắt giá, mang tính gợi hình cao cho thấy được sự khó khăn vất vả của một đấng anh hùng lãnh đạo kháng chiến. Đến cả trong giấc mơ cũng chẳng thể yên giấc, hết trằn trọc lại băn khoăn.
Xem thêm:
Phân tích tội ác của quân Minh trong Bình Ngô đại cáo
Tham khảo bài phân tích đoạn 2 Bình ngô đại cáo
Thế nhưng, đã là anh hùng, là lãnh đạo ông không cho phép mình khuất phục trước kẻ thù, ông thấy rõ thế mạnh, điểm yếu của chúng từ đó suy ngẫm mưu lược tìm cách vượt qua khó khăn trước mắt. Hình tượng Lê Lợi ở đây thể hiện thông qua tính chất của một cuộc chiến tranh chính nghĩa, cuộc chiến này đã để lại cho nước ta một vị anh hùng kiệt xuất.
“Vừa khi cờ nghĩa dấy lên,
Chính lúc quân thù đang mạnh.
.......
Trời thử lòng trao cho mệnh lớn
Ta gắn trí khắc phục gian nan.”
Dù nghĩa quân Lam Sơn được sự tín nhiệm và ủng hộ nồng hậu của nhân dân, nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót buổi đầu. Ngay lúc giặc minh đang thế hung hăng, tàn bạo; quân ta lại yếu thế vì thiếu nhân tài, thiếu người, thiếu quân lương,... Đất nước đang lâm nguy nhưng người tài như sao buổi sớm, quân sư cũng hiếm hoi, chẳng được bấy nhiêu người dám đứng lên đem sức mình chống giặc. Dù khó khăn là thế, nhưng ông quyết không nản chí mà tìm cách vượt lên dùng lòng căm thù giặc làm động lực, cùng nghĩa quân củng cố lòng tin.
Ta thấy được ở ông có sự quí trọng người tài và lạc quan trước tình thế, kiên cường chịu đựng mọi khổ ải. Hình tượng Lê Lợi được đưa lên trên cái tối tăm, trở ngại, nó bùng cháy tỏa sáng với ý chí mãnh liệt của một vị lãnh tụ.
Bình Ngô đại cáo là áng văn hào hùng của dân tộc
Dựa vào tài thao lược dụng binh, ông đã điều binh đưa ra những đường lối phù hợp. Qua quá trình trao dồi mưu lược, ông từng bước đưa nghĩa quân tiến đến thắng lợi sau cùng. Thấy được sự tàn bạo, hung ác của kẻ địch làm lòng dân uất hận nhưng do chưa có người đứng ra lãnh đạo tập hợp sức mạnh quần chúng để khởi nghĩa thế nên họ cam chịu số phận. Nắm được tình hình chung, Lê Lợi bắt đầu suy tính cho cuộc chiến thể hiện ở đoạn:
“Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới,
Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào
.......
Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều.”
Qua rồi những tháng ngày bốn bề thiếu thốn, Lê Lợi chính thức được nhân dân ủng hộ về mọi mặt. Nhận thấy thời cơ đã chín muồi ông đưa ra đường lối tác chiến “thế trận xuất kỳ”, lấy yếu chống lại mạnh, rồi dùng quân mai phục để lấy ít địch nhiều. Đường lối tác chiến chủ động và sáng tạo phù hợp với lực lượng của ta lúc bấy giờ.
Ông có cái nhìn bao quát và nhận thấy được điểm yếu của ta thế nên sử dụng phương pháp mai phục đánh úp nhằm tiêu hao sinh lực địch theo từng cụm nhỏ phù hợp với lực lượng mỏng manh của ta. Cách đánh này được học hỏi và vận dụng nhiều về sau nhất là trong hai cuộc kháng chiến lớn ở nước ta, gọi là chiến tranh du kích.Từ đó ta thấy được sự thông minh thiên bẩm cùng trí sáng tạo siêu phàm, trong việc vận dụng đường lối tác chiến. Ông đã kêu gọi được sức mạnh toàn dân, thắt chặt tình đoàn kết quân dân, đó chính là chìa khóa cuối cùng mở ra chiến thắng lịch sử nước nhà.
Xem thêm:
Cảm nhận đoạn 1 Bình Ngô đại cáo hay nhất
Cảm nhận về đoạn 2 của Bình ngô đại cáo chi tiết, hay nhất
Để đến tận hôm nay, lịch sử nước ta vẫn còn đó một mốc son chói lọi về thời kỳ hào hùng chống giặc Minh của người anh hùng áo vải Lê Lợi.
Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết trên tại CungHocVui! Đây là bài viết chi tiết và cụ thể dùng để tham khảo! Hãy theo dõi để cập nhật những bài viết mới nhất bạn nhé!
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK