Trang chủ Lớp 10 Soạn văn Lớp 10 SGK Cũ Đại cáo bình Ngô - Tác phẩm Phân tích Bình ngô đại cáo để thấy được sự khẳng định tư tưởng nhân nghĩa và chân lí độc lập dân tộc của Đại Việt.

Phân tích Bình ngô đại cáo để thấy được sự khẳng định tư tưởng nhân nghĩa và chân lí độc lập dân tộc của Đại Việt.

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.     Trong phần mở đầu khi nêu cao luận đề chính nghĩa, tác phẩm đã nêu hai luận điểm cơ bản:
-        Tư tưởng nhân nghĩa.
-        Khẳng định chân lí về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại Việt.
-       Hai nội dung này được nêu lên như một nguyên lí chính nghĩa, có ý nghĩa như tiền đề cho toàn bài, tất cả nội dung được phát triển về sau đều xoay quanh tiền đề này.
2.      Người dân và kẻ bạo ngược
-       Người dân tác giả nói ở đây là nhân dân Việt Nam, còn kẻ bạo ngược là giặc Minh xâm lược lúc bấy giờ. "Yên dân, trừ bạo", đó là cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, đỉnh cao tư tưởng nhân loại trong thế kỉ XV, đã trở thành chân lí sáng ngời của lịch sử: muốn yên dân phải trừ bạo, và trừ bạo chính là để yên dân.
-       Đó cũng chính là tư tưởng và nguyện vọng bao đời của nhân dân ta mà Nguyễn Trãi đã nói lên thật sâu sắc, có ý nghĩa trong hai câu mở đầu bài cáo mang ý nghĩa như một bản Tuyên ngôn độc lập này.
3.    Quan niệm của tác giá về tư tưởng nhân nghĩa
-      Các bài cáo thời xưa bao giờ cũng mở đầu bằng việc nêu nguyên lí nhàn nghĩa. Bài cáo này cũng vậy, mở đầu tác giả nêu nguyên lí chung làm cơ sở tư tưởng cho tác phẩm: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân - Quân điếu phạt trước lo trừ bạo".
-      Tư tưởng nhân nghĩa la tir tướng có tính chất phổ biến, mặc nhiên được thừa nhận thôi bây giờ. Nhãn nghĩa theo cách hiểu chung nhất là mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người trên cơ sở tình thương và đạo lí. Nhân nghĩa là “yên dân, trừ bạo”, tức là tiêu trừ tham tàn bạo ngược, bảo vệ cuộc sống yên bình cho người dán.
-        Nguyễn Trãi đã tiếp thu tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo theo hướng lấy lợi ích của nhân dân, dân tộc làm gốc. Ông cho rằng việc nhân nghĩa cốt là đem lại cuộc sống yên ổn cho nhân dân, vì vậy việc đầu tiên của quân điếu phạt là trừ bạo, đem lại sự yên bình cho nhân dân.
-       Với Nguyễn Trãi, ông đã chắt lọc hạt nhân cơ bản, tích cực nhất trong tư tưởng nhân nghĩa: chủ yếu để yên dán, trước nhất là trừ bạo. Đặc biệt từ thực tiễn dân tộc, Nguyễn Trãi đem một nội dung mới vào tư tưởng nhân nghĩa: nhàn nghĩa phái gắn liền với chống xâm lược. Nhân nghĩa là chống xâm lược, chống xâm lược là nhàn nghĩa. Điều này đã bóc trần luận điệu nhân nghĩa xảo trá của địch khi sang xâm lược nước ta. Với quan niệm nhân nghĩa như vậy, Nguyễn Trãi đã có nhiều sáng tạo so với quan niệm Khổng - Mạnh và các Nho gia Trung Quốc.
4.     Chân lí khách quan về sự tồn tại độc lập, có chủ quyền của nước Đại
Việt
- Chân lí này được tác giả lấy cơ sở từ thực tiễn lịch sử của dân tộc. Bản dịch ít nhiều đã lột tả tính chất hiển nhiên, vốn có, lâu đời của nước Đại Việt tồn tại độc lập bằng các từ: “từ trước”, “vốn xưng”," đã lâu”, "đã chia”,...
- Nguyễn Trãi đã đưa ra những yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ quyền của dân tộc như sau:
+ Có nền văn hiến lâu đời: “Vốn xưng nền văn hiến đã lâu”.
+ Có cương vực lãnh thổ riêng: "Núi sông bờ cõi đã chia”.
+ Có phong tục riêng: “Phong tục Bắc Nam cũng khác”.
+ Có chế độ riêng: “bao đời gây nền độc lập", “mỗi bên xưng đế một phương".
+ Có truyền thống lịch sử riêng: "hào kiệt đời nào cũng có".
+ Còn kẻ thù xâm lược đã phản nhân nghĩa nên chúng đã thất bại:
"Lưu Cung tham công nên thất bại, 
Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong,
Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,
Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã".
-      Với những yếu tố căn bản này, Nguyễn Trãi đã phát biểu hoàn chinh quan niệm về quốc gia, về dân tộc so với thời đại của mình: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng
-      Hai chân lí lịch sử này đã được khẳng định hùng hồn ở hai câu tiểu kết cuối đoạn: “Việc xưa xem xét - Chứng cớ còn ghi". Như vậy, Nguyễn Trãi đã nêu ra hai chân lí lớn ở đây: tư tưởng nhân nghĩa và chủ quyền độc lập dân tộc.
5.    Khi khẳng định chủ quyền quốc gia, tác giả đã đưa ra những tiêu chí xác định sau:
-      Các yếu tố cơ sở để xác định là: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng.
-      Với những yếu tố cơ bán này, Nguyễn Trãi đã phát biểu hoàn chỉnh quan niệm về quốc gia, về dân tộc so với thời đại của mình.
6.    Nhiều ý kiến cho rằng ý thức dân tộc ở "Đại cáo bình Ngô" là SỊT tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc một cách toàn diện và sâu sắc hơn so với bài thơ “Sông núi nước Nam” (đã học ở lớp 7 THCS). Theo anh (chị) điều ấy đúng không?
-      Rõ ràng, Nguyễn Trãi đã tiếp nối và phát triển ý thức dân tộc ở “Sông núi nước Nam " lên một bước phát triển mới.
-      Ý thức độc lập dân tộc ở Sông núi nước Nam chỉ mới xác định chủ yếu ở hai yếu tố: lãnh thổ và chủ quyền (Sông núi nước Nam vua Nam ở).
-      Còn đến “Bình Ngô đại cáo", Nguyễn Trãi đã bổ sung thêm ba yếu tố: văn hiến, phong tục tập quán và lịch sử (Núi sông bờ cõi đã chia, phong tục Bắc Nam cũng khác; Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần... mỗi bên xưng đế một phương). Những yếu tố này đã khắc sâu thêm và khẳng định mạnh mẽ chủ quyền độc lập dân tộc. Ý thức dân tộc rõ ràng đã được phát triển cao hơn và toàn diện hơn. Nhưng điều đặc sắc, mới mẻ nhất là bên cạnh “vua” (“đế”) vẫn được tôn trọng như người đại diện cho đất nước, thì yếu tố “dân” đã xuất hiện trong bản tuyên ngôn độc lập thứ hai này: “dân” đã trở thành đối tượng để bái ráo hướng tới trong việc thực hiện nhân nghĩa:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Ý thức dân tộc ở “Bình Ngô đại cáo” đã có một bước phát triển cao hm vẻ chất lượng khi vai trò của người dân đã có mặt trong một văn bản quan trọng của Nhà nước phong kiến, khi trong con mắt nhìn của tác giá đã có mà liên hệ gắn bó giữa “nước” và “dân”.
- Lại nữa, tác giả Sông núi nước Nam khẳng định độc lập, chủ quyền dân tộc dựa vào "thiên thư" một cách thân bí và mơ hồ. Còn Nguyễn Trãi đã dựa trên cơ sở khách quan của lịch sử để khẳng định. Điều này khẳng định bước tiến của tư tưởng thời đại, nhưng đồng thời cùng là tầm cao của tư tưởng ức Trai.

Xem thêm >>> Khái quát về Đại cáo Bình Ngô (Bình Ngô đại cáo) của Nguyễn Trãi

Trên đây là bài viết phân tích đoạn 1 trong "Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi, xem lại bố cục bài ở phần link trên. Chúc các bạn học tập tốt <3

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK