Hướng dẫn soạn bài con cò

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Câu 1. Bài thơ phát triển từ một hình tượng bao trùm là hình tượng con cò quen thuộc trong những câu hát ru. Qua hình tượng con cò, tác giả nhằm nói về điều gì?

   Bài thơ phát triển từ một hình tượng bao trùm là hình tượng con cò quen thuộc trong những câu hát ru truyền thống. Hình tượng này được xuất hiện rất phổ biến mang nhiều ý nghĩa khác nhau mà thông dụng hơn cả là ý nghĩa ẩn dụ. Con cò là tượng trưng cho hình ảnh người nông dân, người phụ nữ trong một cuộc sông đầy vất vả, lo toan, nhọc nhằn và gian khó nhưng vẫn luôn thể hiện được những đức tính tôt đẹp và niêm vui sống lạc quan. Riêng trong bài thơ này, hình tượng con cò biểu trưng cho tấm lòng người mẹ và những lời hát ru quen thuộc.

Câu 2. Bài thơ được tác giả chia làm ba đoạn. Nội dung chính của mỗi đoạn là gì? Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con cò được bổ sung, biến đổi như thế nào qua các đoạn thơ?

Bài thơ chia làm ba đoạn:

Đoạn 1: Con cò từ trong lời mẹ hát đã đến với tuổi ấu thơ.

Đoạn 2: Con cò vào tiềm thức tuổi nhỏ và sẽ theo con người đi suốt cuộc đời.

Đoạn 3: Ý nghĩa của lời ru và tình mẹ đôi với cuộc đời mỗi con người.

Câu 3. Trong đoạn đầu bài thơ, những câu ca dao nào đã được vận dụng? Nhận xét về cách vận dụng ca dao của tác giả.

   Trong đoạn đầu bài thơ, tác giá đã sử dụng ít nhất ba bài ca dao. Ong chỉ lấy lại một vài chữ trong mỗi bài nhằm gợi nhớ các bài ây:

                                                 Con cò bay lả bay la

                                        Bay từ cổng phủ bay ra cánh đồng

                                               Con cò bay lả bay la

                                     Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng

                                              Con cò mày đi ăn đêm

                                   Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao

                                             Ông ơi ông vớt tôi nao

                                 Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

                                            Có xáo thì xáo nước trong

                              Đừng xáo nước đục đau lòng cò con.

   Trong hai bài ca dao đầu, hình ảnh con cò gợi tả một không gian, một khung cảnh quen thuộc xa xưa với nhịp điệu nhẹ nhàng, thong thả của cuộc sống thời ấy.

   Trong bài ca dao còn lại (Con cò mày đi ăn đêm...) con cò tượng trưng cho những con người, đặc biệt là người phụ nữ, người mẹ nhọc nhằn lặn lội, vất vả, lo toan để kiếm sống vì con.

Câu 4. Ở bài thơ này có những câu thơ mang tính khái quát. Ví dụ:

- Con dù lớn vẫn là con của mẹ,

   Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.

- Một con cò thôi,

  Con cò mẹ hát

  Cũng là cuộc đời

  Vỗ cánh qua nôi

Em hiểu như thế nào về những câu thơ trên?

   Ở bài thơ này, có những câu thơ mang tính khái quát. Ví dụ:

                             Con dù lớn vẫn là con cứa mẹ

                            Đi hết dời, lòng mẹ vần theo con

                          - Một con cò thổi,

                           Con cò mẹ hát

                          Cùng là cuộc đời

                          Vỗ cánh qua nôi.

   Con cò là biểu tượng về lòng mẹ, về sự dìu dắt, nâng đỡ dịu dàng, trìuII mến của người mẹ. Thấu hiểu điều này, nhà thơ đã khái quát một quy luật của tình mẹ con có ý nghĩa vững bền, .rộng lớn và sâu sắc:

                                Con dù lớn vẫn là con của mẹ

                               Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.

   Bốn câu thơ còn lại vừa mang âm hưởng lời ru vừa đúc kết ý nghĩa thi vị và sâu sắc của hình tượng con cò:

                                                     “Một con cò thôi

                                                     Con cò mẹ hát .

                                                    Cũng là cuộc đời

                                                   Vỗ cánh qua nôi”

   Hình ảnh đẹp một cách thơ mộng và có ý nghĩa sâu xa. Cánh cò vỗ quai nôi chẳng khác chi dáng mẹ hghiêng xuống nôi con chở che thì thầm  những lời tha thiết của tình mẹ muôn đời dịu ngọt.

Câu 5. Nhận xét về thể thơ, nhịp điệu, giọng điệu của bài thơ. Các yếu tố ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện tư tưởng, cảm xúc của nhà thơ?

    Một số đặc điểm nghệ thuật của bài thơ

  • Về bài thơ: Bài thơ được viết theo thể tự do nhưng các đoạn thường bắt đầu bằng những câu thơ ngắn có cấu trúc giống nhau, nhiều chỗ I lặp lại gợi được âm hưởng lời ru. Tuy nhiên phải thấy giọng diệu bài thơ còn là giọng điệu suy ngẫm triết lí.
  • Về nghê thuật sáng tạo hình ảnh: Nhà thơ đã khéo vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò trong ca dao. Đó chính là điểm tựa cho những liên tưởng, tưởng tượng sáng tạo mở rộng của nhà thơ. Những hình ảnh cố tính biểu tượng trong bài thơ lại rất quen thuộc, gần gũi, xác thực nhưng đồng thời cũng giàu sắc thái biểu cảm và hàm chứa những ý nghĩa mới.

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK