Chiếc lược ngà là một tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Quang Sáng đã được đưa vào chương trình giảng dạy môn Ngữ văn 9. Mời thầy cô và các bạn học sinh tham khảo dàn ý cảm nhận về đoạn trích Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng dưới đây để nắm rõ nội dung cùng những giá trị nhân văn mà tác phẩm mang lại qua bài viết dưới đây!
- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Quang Sáng
- Giới thiệu về tác phẩm và đề cập tới chủ đề bài văn
Xem thêm:
Phân tích tình cha con trong chiếc lược ngà
Dàn ý cảm nhận tình cha con trong chiếc lược ngà
Cảm nhận của em về đoạn trích chiếc lược ngà
- Sau 8 năm xa nhà đi kháng chiến, ông Sau đã được nghỉ phép về thăm nhà trong 3 ngày. Ông vô cùng hạnh phúc và mong chờ được nghe con gọi mình một tiếng cha. Dù cho ông đã tìm mọi cách để gần gũi với con nhưng bé Thu vẫn không nhận ông là cha. Chỉ đến khi ông phải lên đường về lại đơn vị, bé Thu mới nhận ông và hai cha con đã tạm biệt nhau trong nước mắt.
- Về đơn vị, ông đã làm một chiếc lược ngà để chờ ngày gặp mặt tặng cho con. Nhưng chưa kịp trao tay con gái nhỏ, ông đã hy sinh trong một trận càn lớn của giặc. Sau này, bác Ba - đồng đội của ông - đã thay ông trao lại chiếc lược cho Thu.
- Chiếc lược ngà là ước mơ của bé Thu, cũng là vật tượng trưng cho tình cảm giữa hai cha con.
- Chiếc lược là kỉ vật cuối cùng ông Sáu để lại cho Thu, đồng thời nó cũng khắc sâu nỗi đau đớn chiến tranh đã để lại trong mỗi gia đình.
* Trước khi nhận cha:
- Thu từ chối, bài xích tình cảm, sự chăm sóc của ông Sáu.
- Nguyên nhân vì trên mặt của ông Sáu có vết sẹo dữ tợn, không giống người cha trong ảnh mà Thu vẫn thường nhung nhớ.
=> Chiến tranh đã gây nên những nghịch cảnh éo le, nó không chỉ khiến nhiều người lính phải chịu đựng mất mát, hy sinh, mà nó còn tạo nên nỗi đau cho cả những người ở hậu phương.
=> Từ đó, ta có thể cảm nhận được tính cách của Thu: hồn nhiên, bướng bỉnh, cá tính và vô cùng yêu thương cha cách. Việc Thu từ chối ông Sáu chính là cách cô bé thể hiện sự yêu thương sâu nặng đối với cha mình.
Xem thêm:
Đóng vai bé Thu kể lại câu chuyện chiếc lược ngà
Dàn ý đóng vai bé Thu kể lại câu chuyện chiếc lược ngà
* Sau khi nhận cha:
- Ôm hôn cha thắm thiết, cất tiếng gọi ba như xé cả không gian, xé cả lòng người. Đó chính là thứ tình cảm thiêng liêng mà cô đã chôn giấu lâu nay.
- Không cho ông Sáu đi nữa.
=> Không chỉ là sự yêu thương, đó còn là sự sợ hãi vô hình về chuyến đi này của cha. Dường như cô bé đã cảm nhận được lần đi này có thể chẳng thể có cơ hội trở về, nên Thu không muốn xa ông dù chỉ một chút. 8 năm cách xa cũng là 8 năm để lại nỗi nhớ thương sâu sắc trong lòng cô gái bé nhỏ.
Ông Sáu là người vô cùng thương yêu con
* Khi về thăm nhà:
- Ông Sáu là một người lính gặp bi kịch trong chính gia đình mình khi đứa con mà ông hằng thương nhớ lại không chịu nhận ông, thậm chí bài xích ông.
- Sự đau khổ quá lớn đã dẫn đến hành động sai lầm khi ông lỡ tay trách phạt con. Điều đó đã khiến bé Thu tổn thương, càng khiến ông đau đớn và nỗi hối hận ấy kéo dài đến tận khi ông hi sinh nơi chiến trường.
* Khi ở chiến trường:
- Ông nhớ con, thêm cả nỗi hối hận, day dứt vì đã đánh con, đã làm tổn thương ông, điều đó khiến ông vô cùng buồn bã.
- Ông tự khắc và nâng niu chiếc lược ngà cũng là cách khiến ông nguôi ngoai sự day dứt, đồng thời khiến nỗi nhớ con lại thêm da diết.
- Ngày ông hi sinh, ông vẫn tiếc nuối mãi khi chưa kịp trao tận tay chiếc lược cho con gái của mình.
=> Ông Sáu là một người cha có tình yêu thương con vô bờ bến. Đồng thời, nhân vật này đã phản ánh một cách sâu sắc những nỗi đau, bi kịch mà chiến tranh đã gây ra cho con người.
Xem thêm:
Dàn ý phân tích nhân vật bé Thu hay
- Đặc sắc nghệ thuật và cảm nghĩ của em về đoạn trích.
Trên đây là dàn ý cảm nhận về tác phẩm chiếc lược ngà chi tiết, đầy đủ mà CungHocVui muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về tác phẩm và đạt kết quả học tập tốt hơn.
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK