Chiếc lược ngà là một sáng tác hay và cảm động trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Trong đó, sáng lên tình cha con cảm động. Hãy cùng CungHocVui tìm hiểu tình cha con trong Chiếc lược ngà tại bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về những giá trị nhân đạo và giá trị nghệ thuật mà Nguyễn Quang Sáng muốn gửi gắm.
Dàn ý về tình cha con trong Chiếc lược ngà
- Giới thiệu đôi nét về tác giả: Nguyễn Quang Sáng là nhà văn gắn liền với những tác phẩm về miền đất Nam Bộ, giọng văn của ông tự nhiên, thân mật, dân dã, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ gần với từ ngữ địa phương, lời ăn tiếng nói của nhân dân Nam Bộ.
- Chiếc lược ngà được ông viết vào năm 1966 đã diễn tả một cách cảm động tình cha con thắm thiết, sâu nặng của ông Sáu đặt trong bối cảnh éo le của cuộc chiến tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta.
Xem thêm:
Phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn chiếc lược ngà
Tình cảm cha con trong truyện ngắn Chiếc lược ngà được cảm nhận qua hai phía: từ cái nhìn của bé Thu và từ cái nhìn của ông Sáu
– Khi chưa nhận ra cha mình chính là ông Sáu bởi vết sẹo dài trên mặt, bé Thu đã có thái độ xa lánh.
-> Hành động cự tuyệt cùng với những lời nói cử chỉ khiến ông Sáu phải đau lòng: “hét toáng lên khi nhìn thấy ba, toàn nói lời trống không, nhất định không chịu nhờ ông Sáu chắt nước cơm cho, hất cái trứng cá…”.
Tình cảm cha con trong Chiếc lược ngà
=> Cô bé là một đứa trẻ có cá tính mạnh mẽ, tình cảm yêu ghét phân biệt rạch ròi.
– Trong buổi sáng cuối cùng trước khi ông Sáu phải lên đường trở lại chiến khu, khi bé Thu đã nhận ra ông chính là cha mình, thái độ, hành động của cô bé đột ngột thay đổi:
+ Nó bỗng thét lên "ba" – “tiếng kêu như xé tan sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người”.
+ Cô bé chạy xô tới, dang tay nhảy bổ vào người ôm lấy cổ ba, hôn ba khắp “hôn tóc, hôn cổ, hôn vai, hôn vết thẹo”, dang cả hai chân để quấn chặt lấy ba, đôi vai bé nhỏ run run. Tình yêu thương ba đã dồn nén bấy lâu nay được bộc lộ một cách mãnh liệt, dâng trào, không thể kìm nén nổi. Nay tình cảm ấy mới có dịp vỡ òa ra nên vô cùng mạnh mẽ, cuống quýt.
Tình cảm của ông Sáu dành cho bé Thu
– Khi bị con từ chối, ông cảm thấy trong lòng vô cùng hụt hẫng, đau khổ, không thể kìm chế nổi. Ông đã không tự chủ được mà đánh con vì nó không chịu nhận mình.
-> Đây là biểu hiện đau khổ tột cùng của ông Sáu khi bị con khước từ.
– Về đơn vị, ông đã luôn day dứt, ân hận vì trong lúc nóng giận không kiềm chế nổi đã đánh con. Chi tiết này thể hiện tình yêu thương con tha thiết.
– Khi tìm được khúc ngà voi, ông sung sướng khôn xiết vì nghĩ đến chiếc lược sẽ làm con gái vui, dành hết tâm trí, công sức vào việc làm cây lược.
-> Chiếc lược đã trở thành báu vật thiêng liêng đối với ông Sáu. Nó làm dịu đi những ân hận và chứa đựng bao nhiêu tình cảm yêu thương trìu mến của ông với đứa con xa cách nơi quê nhà.
– Lời trăn trối cuối cùng trước lúc hy sinh, ông muốn nhờ người bạn trao tận tay chiếc lược ngà cho con.
- Truyện ngắn Chiếc lược ngà đã nhấn mạnh ca ngợi tình cảm cha con thiêng liêng. Tình cảm ấy càng trở nên đẹp đẽ, thiêng liêng hơn trong khi đặt trong bối cảnh của cuộc chiến tranh tàn khốc.
Trên đây là dàn ý về tình cha con trong chiếc lược ngà chi tiết mà CungHocVui muốn chia sẻ đến bạn để giúp bạn hiểu hơn về tác phẩm, hoàn thành các bài văn tốt nhất, đặc biệt khi chiếc lược ngà là tác phẩm quen thuộc trong các đề thi vào lớp 10.
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK