Hình thang cân là hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau.
ABCD là hình thang cân (đáy AB; CD)
\( \Leftrightarrow {\rm{ AB // CD }}\) và \({\rm{\hat C = \hat D}}\)
Định lí 1: Trong một hình thang cân, hai cạnh bên bằng nhau, ABCD là hình thang cân (đáy AB, CD) => AD = BC
Định lí 2: Trong một hình thang cân, hai đường chéo bằng nhau, ABCD là hình thang cân (đáy AB, CD) => AC = BD
Định lí 3: Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân. Hình thang ABCD (đáy AB, CD) có AC = BD => ABCD là hình thang cân.
Dấu hiệu nhận biết hình thang cân:
- Hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau là hình thang cân.
- Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân.
* Hình thang cân thì có 2 cạnh bên bằng nhau nhưng hình thang có 2 cạnh bên bằng nhau chưa chắc là hình thang cân. Ví dụ như hình vẽ dưới đây:
Bài 1: Cho hình thang cân ABCD có \(AB\parallel CD\), AB < CD, H và K lần lượt là hình chiếu vuông góc của A và B lên CD. Chứng minh rằng: DK=HC.
Hướng dẫn:
Ta có hình vẽ như sau:
Xét hai tam giác vuông ADH và BCK ta có:
AD=BC (hai cạnh bên của hình thang cân)
\(\angle ADH = \angle BCK\) (hai góc kề một đáy của hình thang cân)
\( \Rightarrow \Delta ADH = \Delta BCK\) (cạnh huyền- góc nhọn)
⇒DH = CK
⇒DH+HK =CK+HK
⇒DK=CH ( điều phải chứng minh)
Bài 2: Cho hình thang cân ABCD có \(AB\parallel CD\) ,AB < CD, gọi E là giao điểm của hai cạnh bên, F là giao điểm của hai đường chéo. chứng minh rằng EF là trung trực của AB.
Hướng dẫn:
Ta có hình vẽ:
Dễ thấy rằng EAB là tam giác cân tại E , ta có EA=EB nên E nằm trên đường trung trực của AB.(1)
Xét hai tam giác ABD và BAC ta có:
AB là cạnh chung
AD=BD (cạnh bên của hình thang cân)
AC=BD (hai đường chéo của hình thang cân)
\( \Rightarrow \Delta ABD = \Delta BAC\) (cạnh-cạnh-cạnh)
⇒\(\angle ABD = \angle BAC\)
⇒ AFD là tam giác cân tại F
⇒AF=BF nên F cũng nằm trên đường trung trực của AB(2)
Từ (1) và (2) có È là đường trung trực của AB (điều phải chứng minh)
Bài 3: Hình thang cân ABCD với AB, CD là hai đáy, AB < CD có \(BD \bot BC\) , BD là phân giác của góc D, biết BC=6 cm. Tính chu vi hình thang.
Hướng dẫn:
Ta có:\(\angle ADC = \angle BCD\) (tính chất hình thang cân)
Mà \(\angle BDC = \frac{1}{2}\angle ADC\) (tính chất đường phân giác)
\( \Rightarrow \angle BDC = \frac{1}{2}\angle BCD\)
Bên cạnh đó ta còn có \(\angle BDC + \angle BCD = {90^0}\)
Từ đó ta được \(\begin{array}{l} \angle BDC = {30^0}\\ \angle BCD = {60^0} \end{array}\)
Gọi E là trung điểm của CD, xét tam giác BEC ta có:
\(BE = EC = \frac{1}{2}CD\) (BE là trung tuyến ứng với cạnh huyền nên bằng một nửa cạnh huyền)
\(\angle BCD = {60^0}\)
⇒Tam giác BEC là tam giác đều ⇒\(BC = BE = EC = \frac{1}{2}CD\)
⇒CD=2.BC=2.6=12 (cm)
Ta có:
\(\angle ADB = \angle BDE\) (tính chất đường phân giác)
\(\angle BDE = \angle ABD\) (hai góc so le trong)
⇒\(\angle ADB = \angle ABD\)
⇒ Tam gác ABD cân tại A
⇒AB=AD
mà AD=BC=6 nên AB=6 cm
Vậy chu vi hình thang ABCD là : AB+BC+CD+DA=6+6+12+6=30 (cm)
Qua bài giảng Hình thang cân này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như :
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Hình học 8 Bài 3 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
Chọn phát biểu đúng
Chọn phát biểu sai
Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Hình học 8 Bài 3 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 11 trang 74 SGK Toán 8 Tập 1
Bài tập 12 trang 74 SGK Toán 8 Tập 1
Bài tập 13 trang 74 SGK Toán 8 Tập 1
Bài tập 14 trang 75 SGK Toán 8 Tập 1
Bài tập 15 trang 75 SGK Toán 8 Tập 1
Bài tập 16 trang 75 SGK Toán 8 Tập 1
Bài tập 17 trang 75 SGK Toán 8 Tập 1
Bài tập 18 trang 75 SGK Toán 8 Tập 1
Bài tập 19 trang 75 SGK Toán 8 Tập 1
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Toán HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
Toán học là ngành nghiên cứu trừu tượng về những chủ đề như: lượng (các con số), cấu trúc, không gian, và sự thay đổi.Các nhà toán học và triết học có nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa và phạm vi của toán học
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK