Phân tích "Kiều ở lầu Ngưng Bích"

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Đề bài

Đề bài: Phân tích đoạn thơ "Kiều ở lầu Ngưng Bích" trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Hướng dẫn giải

   Trong Truyện Kiều có nhiều đoạn thơ hay miêu tả nỗi cô đơn, nhớ nhà của Kiều, nhưng không đoạn nào thể hiện được tâm trạng bi đát, bế tắc, đơn côi như đoạn "Kiều ở lầu Ngưng Bích".

   Sau khi biết mình bị bán vào lầu xanh, Kiều đã tự tử, nhưng không chết. Biết Kiều tính cách khẳng khái, cứng rắn, Tú Bà đã cho Kiều ở riêng trong lầu Ngưng Bích để thực hiện một âm mưu khác. Trong thời gian này, sức khỏe của Kiều mới hồi phục trở lại, nhưng tình cảm lại hết sức cô đơn. Chết thì nàng đã không muốn chết nữa vì sợ bị lụy cho cha mẹ, nhưng sống thì sẽ sống như thế nào, một thân một mình ở nơi hoàn toàn xa lạ, tứ cố vô thân? Đây là đoạn thơ hay nổi tiếng của Truyện Kiều, cực tả nỗi lòng cô đơn, buồn thảm, bi đát đó của nàng Kiều.

   Trước hết, Nguyễn Du miêu tả tình cảnh cô đơn của Kiều ở lầu Ngưng Bích bằng cách vẽ ra khung cảnh xung quanh theo con mắt của Kiều:

   Hai chữ "khóa xuân" rất đẹp nhưng nói lên thực chất Kiều bị giam lỏng. Câu "Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung" cũng rất đẹp, cực tả cảnh cô đơn của Kiều. Lầu Ngưng Bích cao quá, trơ trọi quá, Kiều như chỉ còn "ở chung" làm bạn với "vẻ non xa, tấm trăng gần" (gần trăng vì lầu quá cao). Một cảm giác trơ trọi, rợn ngợp, lơ lửng tràn ngập câu thơ. Nhìn ra xung quanh chỉ thấy một không gian bao la, xa vời: non xa, xa trông, cát vàng, cồn nọ, bụi hồng dặm kia, tịnh không một bóng cây, bóng nhà, bóng người. Về thời gian, sớm làm bạn với mây, khuya làm bạn với đèn, thức ngủ một mình thui thủi triền miên, thật là bẽ bàng - ngao ngán và vô vọng. Nhưng nàng buồn về cảnh một phần, một phần khác buồn hơn là vì tình. Đó là hai nỗi buồn chia sẻ tâm hồn nàng.

   Thứ hai, nhà thơ cực tả nỗi lòng nhớ nhung, thương xót đối với người thân. Người đầu tiên được nhớ trong giờ phút cô quạnh ấy là Kim Trọng, người tình mà nàng đã nặng lòng thề hẹn:

   Trong tâm trí nàng vẫn còn như in hình ảnh hai người cùng uống rượu thề nguyền dưới trăng: "Đinh ninh hai miệng một lời song song". Kiều thương nhất là việc Kim Trọng vẫn chưa biết Kiều đã thuộc về người khác, vẫn đang ngày đêm trông chờ nàng một cách uổng công.

   Hết thương Kim Trọng, nàng lại thương mình:

   "Tấm son" đây là tấm lòng thủy chung, son sắt của Thúy Kiều đối với Kim Trọng. Nói bao giờ mới quên được mối tình có nghĩa là chẳng bao giờ quên được.

   Kế đến là nhớ thương cha mẹ già:

   "Tựa cửa" là hình ảnh của ngóng trông. Nàng tưởng tượng cha mẹ đang tựa cửa ngóng trông nàng về. Và giờ đây ai là người "quạt nồng ấp lạnh" cho cha mẹ. Nàng cảm thấy thời gian xa nhà đã rất lâu: "Cách mấy nắng mưa", và tưởng như thấy cha mẹ đã già ("có khi gốc tử đã vừa người ôm").

   Hiển nhiên là Kiều cũng nhớ hai em, song chàng Kim và cha mẹ vẫn là mối tình cảm tha thiết nhất, gắn bó nhất.

   Cuối cùng, Kiều nhìn đến cảnh trống trải, xa vắng mà nghĩ đến thân phận. Đây là những câu thơ réo rắt bậc nhất về nỗi buồn luân lạc, bơ vơ. Mỗi câu như gợi lên một nỗi buồn thảm, hãi hùng lắng sâu trong vô thức:

   Tám câu thơ, mỗi cặp câu gợi ra một nỗi buồn sâu thẳm. "Buồn trông" là buồn nhìn xa, cũng như buồn nhìn trông ngóng một cái gì mơ hồ sẽ đến làm đổi thay tình trạng hiện tại, nhưng trông mà vô vọng. Hình như nàng mong một cánh buồm, nhưng cánh buồm chỉ thấp thoáng xa xa, không rõ, như là một ước vọng mơ hồ, mỗi lúc một xa. Nàng lại trông một ngọn nước mới, từ cửa sông ra biển, ngọn sóng xô đẩy theo cánh hoa phiêu dạt, không biết về đâu. Kiều ngồi trên lầu cao làm sao thấy được cánh hoa trên dòng nước. Đây chỉ là cảnh tưởng tượng về số phận mình.

   Nàng lại trông thấy đồng cỏ úa tàn, chân mây mặt đất một màu mờ mịt xanh xanh, tưởng như mịt mùng, không có chân trời. Nàng lại "trông gió cuốn mặt duềnh". "Duềnh" là chỗ biển ăn sâu vào đất liền, thành vịnh. Gió cuốn mặt duềnh làm cho sóng vỗ rào rạt, ầm ầm ... . Tất nhiên, dù lầu Ngưng Bích có rất gần bờ biển cũng không thể nghe thấy tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi được. Đây là hình ảnh vừa thực, vừa ảo, cảm thấy như sóng vỗ dưới chân, đầy hiểm họa, như muốn nhấn chìm nàng xuống vực.

   Tám câu thơ, câu nào cũng vừa thực vừa hư, vừa là thực cảnh, vừa là tâm cảnh. Toàn là hình ảnh về sự vô vọng, sự dạt trôi, sự bế tắc và sự chao đảo, nghiêng đổ. Đây chính là lúc mà tình cảm Kiều trở nên mong manh, yếu đuối nhất, là lúc mà nàng rất dễ rơi vào cạm bẫy, như nàng sẽ rơi vào tay Sở Khanh sau này.

   Trong đoạn thơ này, không gian bao la rợn ngợp, không một bóng người. Thời gian như dồn lại, không biết bao nhiêu buổi sáng, buổi chiều lặp lại. Con người trở nên nhỏ bé, bất lực, trơ trọi. Nghệ thuật trùng điệp như kéo dài nỗi buồn vô vọng, vô tận của con người.

Mời bạn tham khảo các bài soạn văn và phân tích khác:

Soạn bài: Kiều ở lầu Ngưng Bích (đầy đủ và ngắn nhất)

Giới thiệu về Nguyễn Du

Tóm tắt truyện Kiều

Nguồn gốc và giá trị của truyện Kiều

Trình bày vẻ đẹp của Thúy Vân, Thúy Kiều và Kim Trọng

Nghệ thuật miêu tả nhân vật trong Truyện Kiều

Vẻ đẹp của Thúy Vân và Thúy Kiều

Phân tích vẻ đẹp Thúy Kiều

Phân tích đoạn thơ "Chị em Thúy Kiều"

Cảm nhận của em về bức tranh "Cảnh ngày xuân"

Phân tích đoạn thơ "Kiều ở lầu Ngưng Bích"

Phân tích 8 câu cuối trong đoạn "Kiều ở lầu Ngưng Bích"

Phân tích "Mã Giám Sinh mua Kiều"

Phân tích "Kiều ở lầu Ngưng Bích"

Phân tích đoạn thơ "Mã Giám Sinh mua Kiều"

Phân tích nhân vật Mã Giám Sinh

Phân tích nhân vật Kim Trọng

Phân tích nhân vật Từ Hải

Phân tích đoạn thơ "Thúy Kiều báo ân báo oán"

Phân tích cái hay của điệp ngữ "Buồn trông"

Phân tích tinh thần nhân đạo trong "Truyện Kiều"

Bình luận câu thơ "Đau đớn thay phận đàn bà - Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"

Phân tích cảnh chia tay trong hội Đạp Thanh

Giáo sư Đặng Thanh Lê có viết: "Nguyễn Du có biệt tài vận dụng các biện pháp tu từ của văn học dân tộc, đặc biệt là ẩn dụ". Hãy phân tích một số câu, một số đoạn trong truyện Kiều để làm sáng tỏ nhận xét trên

Phân tích bài thơ "Những điều trông thấy" (Sở kiến hành) của Nguyễn Du

Tinh thần nhân đạo trong Truyện Kiều

Bình luận câu thơ "Đau đớn thay phận đàn bà, Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"

Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong văn học trung đại

Mục lục Văn mẫu | Văn hay 9 theo từng phần:

Loạt bài Tuyển tập những bài văn hay | văn mẫu lớp 9 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Văn mẫu lớp 9Những bài văn hay lớp 9 đạt điểm cao.

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK