Đoạn thơ trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” đúng là một bức tranh tâm tình đầy xúc động. Nguyễn Du đã đặt nhân vật Thuý kiều vào cảnh ngộ ấy để cho Kiều tự bộc lộ tâm trạng của mình.
Trong giờ phút mà bên ngoài tưởng như yên tĩnh này thì chính trong lòng nàng Kiều đang ngổn ngang, tăm tối. Tất cả những gì xảy ra trước đó lại được tái hiện, để rồi chỉ còn lại cảm giác đau buồn, nhớ thương vô hạn xoáy sâu vào tâm can nàng.
Ngồi trên lầu cao, nhìn phía trước là núi non trùng điệp, ngẩng lên phía trên là vầng trăng như sắp chạm đầu, nhìn xuống phía dưới là những đoạn cát vàng trải dài vô tận, lác đác như “bụi hồng” nhỏ bé.
Cả một không gian mênh mông, hoang vắng không một bóng người, không một tiếng chim, càng tô đậm thêm cuộc sống cô đơn, lẻ loi của nàng lúc này:
“Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân……….Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia”
Nàng cảm thấy buồn tủi, chán chường, cảnh thế nào lòng mình thế ấy: “Trống trải, đơn côi”:
“Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nữa tình nữa cảnh như chia tấm lòng”
Nàng tự đối thoại với lòng mình, biết tâm sự cùng ai nữa.
Trước hết, nàng nhớ tới Kim Trọng, nhớ đến những lới thề nguyền dưới ánh trăng vằng vặc, nàng hình dung được nổi sầu muộn, chờ mong của chang và tự hứa với lòng mình giữ trọn mối tình chung thuỷ.
Có lẻ lúc này, nàng thương chàng Kim vô hạn, bởi trước lúc chia li không nói với nhau được một lời, nổi oan gia quá ư đột ngột:
“Tưởng người dưới nguyệt chén đồng……..Tấm son gột rửa bao giờ cho phai”
Với cha mẹ cũng vậy, mặc dầu nàng đã “liều đem tấc cỏ, quyết đền ba xuân”, cứu được cha, em thoát khỏi vòng tù tội, nhưng lúc này nàng vẫn cảm thấy xót xa, cảm thấy chưa xứng là phận làm con. Bởi lúc cha mẹ già yếu, mình không được chăm sóc, không được hầu hạ:
“Xót người tựa của hôm mai…………..Có khi gốc tử đã vừa người ôm”
Buồn biết bao khi phải dấn thân vào nơi vô dịnh. Buồn biết bao khi phải mãi mãi xa cách người yêu. Buồn biết bao khi có cha, mẹ mà không được phụng dưỡng sớm hôm. Nổi buồn đó đang thức dậy trong lòng Thuý Kiều “Xuân xanh đang tuổi đến tuần cập kê” một cô thiếu nữ sắc, tài vẹn toàn, vốn đa tình, đa cảm. Một nổi buồn mênh mông như đè nặng, bao quang lấy nàng.
Nhìn vào đầu nàng cũng thấy buồn, cảnh vật dù có đổi thay nhưng nôi buồn của nàng thì như cố định. Nàng cảm nhận được những gì sẽ đến với mình, đối với người con gái họ Vương tài-sắc này như một định mệnh không sao thoát được!
Từ tâm trạng nhớ người yêu, nhớ cha mẹ, nhưng cuối cùng nàng Kiều lại quay về với chính cảnh ngộ của mình, sống với tâm trạng và thân phận hiện tại của chính mình.
Mỗi một cảnh vật qua con mắt, cái nhìn của Kiều gợi lên trong tâm trí của nàng một nét buồn. Và Kiều mỗi lúc lại càng chìm sâu vào nổi buồn của mình. Nổi buồn sâu sắc của Thuý Kiều được ngòi bút bậc thầy-Nguyễn Du mỗi lúc lại càng tô đậm thêm bằng cách dùng điệp ngữ liên hoàn rất độc đáo “Buồn trông”
…”Buồn trông cửa bể chiều hôm”
…”Buồn trông ngọn nước mới sa”
…”Buồn trông nội cỏ rầu rầu”
..”Buồn trông gió cuốn mặt duềnh”
Từng cảnh vật dưới con mắt của Kiều đều nhuộm một nổi buồn khó tả, cũng có trời nước, nhưng mây trời thì nhàn nhạt, dòng nước thì mãi miết cuốn trôi những càng hoa rơi. Cùng với gió, sóng nhưng là “gió cuốn”, “sóng xô” giữa cái mênh mông của biển trời, lại vào lúc hoang hôn buông xuống, nàng chỉ đủ sức để nhận ra một con thuyền, một cách buồng thấp thoáng phía xa “Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa”.
Mỗi cảnh vật như gợi một nổi buồn riêng trong mối dây liên tưởng với tâm trạng buồn chán về cuộc đời, về số phận của mình.
Nếu như “Thuyền ai thấp thoáng” làm nàng chạnh nghĩ đến cuộc đời trôi nổi, bấp bênh thì cảnh “nước chảy hoa trôi” lại gợi đến cảnh đời lưu lạc-một cuộc sống vô định, không còn phương hướng “biết là về đâu”. Đến cái hướng cuối cùng thì nổi buồn hầu như đã dâng lên tột đỉnh:
“Buồn trông gió cuốn mặt dềnh
Âm ầm tiếng sóng kêu quang ghế ngồi”
Tiếng sấm ầm ầm, dữ dội vây khắp bốn phía như muốn cuốn đi cái thân phận bé nhỏ bất cứ lúc nào. Ta tưởng nàng có thể ngất lịm đi trong âm thanh khủng khiếp đó. Phải chăng như Nguyễn Du đã viết: “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Qua điệp khúc “Buồn trông….” của Kiều, ta cảm nhận được nổi đau đớn mà nàng phải trải qua trong suốt quảng đời 15 năm lưu lạc, có lửa nồng, có “Thanh y hai lượt, thanh lâu hai lần”-“Cười ra tiếng khóc, khóc trên trận cười”.
Trong đoạn thơ này, chúng ta nhận ra được một đặc điểm trong bút pháp Nguyễn Du: cảnh và tình bao giờ cũng hoà hợp, tả cảnh là để tả tình, trong tả cảnh đã có tả tình. Truyện Kiều có hơn ba ngàn câu (3254 câu). Đoạn trích ở trên chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong kiệt tác đó. Nhưng đây là đoạn thơ được nhièu người biết đến và quý trong nhất, vì cái tài lớn của nhà thơ, nhưng trước hết là vì cái tình lớn của nhà thơ đối với nhân vật, đối với con người, đối với cuộc đời.
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK