A. Dàn ý
1. Mở bài
- Giới thiệu một vài nét về tác giả Phan Châu Trinh (1872-1926) quê Quảng Nam đậu Phó bảng. Cụ là một chiến sĩ yêu nưóc, một nhà cách mạng lỗi lạc của nước ta. Cụ là chiến sĩ tiên phong nêu cao ngọn cờ dân chủ, chống phong kiến thực dân, giải phóng dân tộc. Thơ văn của cụ vừa đanh thép hùng biện vừa thắm thiết trữ tình.
- Xuất xứ
Năm 1908, phong trào chống sưu thuế của nhân dân ta ở Trung Kì nổ ra dữ dội, bị thực dân Pháp đàn áp dã man. Nhiểu sĩ phu yêu nước bị giặc Pháp bắn giết, tù đày. Phan Châu Trinh đã bị cầm tù, bị đày ra Côn Lôn. Bài thơ “Đập đá ở Côn Lỏn" được cụ viết khi làm lao động khổ sai trên Côn Đảo.
- Chủ đề
Mượn chuyện đập đá của tù khổ sai trên đảo Côn Lôn, tác giả bày tỏ phách ngang tàng, coi thường mọi gian nan, luôn có ý chí chiến đấu kiên cường bất khuất
2. Thân hài
Hai câu đề thể hiện một tư thế ngang tàng của đấng nam nhi, không phải sống trong cảnh “vợ bìu con ríu" hoặc khom lưng quỳ gối ở chốn quan trường, mà là “đứng giữa đất Côn Lôn”, một nhà tù, một địa ngục. Đầu đội trời, chân đạp đất, tai nghe sóng vỗ suốt đêm ngày. “Lừng lẫy" nghĩa là vang động, chấn động. Công việc đập đá, công việc lao động khổ sai là một thứ thách vô cùng nặng nề, nhưng đối với kẻ làm trai càng thể hiện khí phách, uy dũng của mình:
“Lừng lẫy làm cho lở núi non".
Một khẩu khí mạnh mẽ, một lối nói khoa trương đáy ấn tượng về chí nam nhi: sẵn sàng chấp nhận thử thách, sống ngang tàng hiên ngang.
Hai câu thực đối nhau. Nghĩa đen ghi lại công việc đập đá khổ sai. Công cụ lao động là “búa” với “tay”; hành động mạnh mẽ là “đánh tan”và “đập bể'. Không phải là hòn đá nhỏ mà là “năm bảy đống” và “mấy trăm hòn”. Hai câu ba, bốn mang hàm nghĩa sâu sắc, thể hiện một quyết tâm sắt đá, một chí khí hào hùng, không nao núng, không lùi bước trước mọi gian khổ hi sinh. Câu thơ tưởng như chất chứa, nung nấu bao uất hận căm thù muốn “đánh tan”, muốn “đập bể" mọi kẻ thù, mọi thử thách:
“Xách búa đánh tan năm bảy đống,
Ra tay đập bể mấy trăm hòn ”
Hai câu luận đối nhau. Tác giả sử dụng hình ảnh tượng trưng và ẩn dụ rất đậc sắc. ‘Tháng ngày" chỉ thời gian bị tù đày, bị khổ sai kéo dài; “mưa nắng” tượng trưng cho gian khổ, gian nan, cho mọi nhục hình, đày đọa. Trước những thử thách ghê gớm ấy, người chiến sĩ “bao quản”, càng bềnchí khí. ‘Thân sành sói”, “dạ sắt son” hai ẩn dụ nói lên chí khí bền vững, lòng son sắt thủy chung đối với nước với dân của một đấng nam nhi, có chí lớn, của một kẻ sĩ chân chính: Phú quý bất nâng dârn, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”. Cũng như lửa thử vàng, gian nan thử sức, ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong, Phan Châu Trinh đã khẳng định cốt cách và tâm thế của mình. Câu thơ vang lên như một lời thề:
Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,
Mưa nắng chi sờn dạ sắt son”.
Hai câu kết mượn sự tích “vá trời” của bà Nữ Oa trong thán thoại Trung Hoa để nói lên chí lớn làm cách mạng, cứu nước cứu dân. Dù “khi lỡ bước” có gặp khó khăn, có tạm thời thất bại, dù có nếm trải gian nan cay đắng tù đày thì với nhà chí sĩ chân chính “việc con con" ấy không đáng kể, không đáng nói, không đáng quan tâm. Tác giả sử dụng thủ pháp tương phản (gian nan - việc con con), dùng cách nói khoa trương (những kẻ vá trời) để biểu thị dũng khí hiên ngang, tinh thần lạc quan trước cảnh tù đày:
“Những kẻ vá trời khi lỡ bước,
Gian nan chi kể việc con con”.
3. Kết bài
“Đập đá ở Côn Lôn”, bài thất ngôn bát cú Đường luật rất đặc sắc độc đáo. Ngôn ngữ hàm súc. Kết hợp tả thực với tượng trưng, sử dụng ẩn dụ với biện pháp nghệ thuật khoa trương, tác giả đã sáng tạo nên những vần thơ đẹp bày tỏ một tư thế ngang tàng, một khí phách hiên ngang, một tấm lòng son sắt thủy chung với nước, với dân, với sự nghiệp cách mạng cùa người chiến sĩ vĩ đại.
- Bài thơ “Đập đá ở Côn Lôn là một bài ca yêu nước của một sĩ phu anh hùng khiến ta tôn kính và ngưởng mộ.
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK