Với bài Đập đá ở Côn Lôn của tác giả Phan Châu Trinh, xin gửi đến các bạn phần Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn đầy đủ và chi tiết nhất. Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm Nhận xét về giọng điệu bài thơ Đập đá ở Côn Lôn
Phân tích bài thơ Đập đá ở Côn Lôn của Phan Châu Trinh
Hình ảnh người anh hùng cứu nước qua bài thơ Đập đá ở Côn Lôn
Văn bản được chia thành 2 phần:
Phần 1: 4 câu đầu
Nội dung: Công việc đập đá.
Phần 2: 4 câu cuối
Nội dung: Cảm nghĩ từ việc đập đá.
Công việc của người tù ở Côn Đảo qua miêu tả của Phan Châu Trinh:
- Côn Đảo vốn là vùng đất nổi tiếng với những nhà tù, nơi lưu đày các tù nhân khổ sở, không có ngày được quay trở về
- Khí hậu vô cùng khắc nghiệt, điều kiện thời tiết với vật chất thiếu thốn, khó khăn
- Người tù lại phải làm công việc đập đá - một công việc đòi hỏi phải vắt kiệt hết sức, bào mòn cả về thể xác lẫn tinh thần
- Bọn giặc bắt những người tù phải đi đập đá là để cho họ không còn sức lực, không còn ý chí, chỉ biết sống trong vô vọng mà không biết bao giờ mới thoát ra được
- Những tầng ý nghĩa: tả thực và tượng trưng ở 4 câu thơ đầu bài thơ:
+ Câu thơ "Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn" vừa gợi hình ảnh người anh hùng đứng giữa đất trời Côn Đảo vừa thể hiện quan niệm truyền thống về chí nam nhi: gánh vác trách nhiệm lớn, đầu đội trời, chân đạp đất, hiên ngang, làm trụ cột,..
+ Các hình ảnh "làm cho lở núi non; xách búa, đánh tan, năm bảy đống; ra tay, đập bể, mấy trăm hòn" vừa tả thực công việc đập đá vừa gợi ra vóc dáng, sức mạnh phi thương của một dũng sĩ.
- Giá trị nghệ thuật của hai câu thơ đó:
+ Tác giả chọn bút pháp khoa trương và giọng điệu pha chút tự hào khiến cho nhà nho, người tù Phan Châu Trinh trở thành người có tầm vóc phi thường
+ Nhịp thơ mạnh, dồn dập, gấp gáp… tạo nên không khí sôi động, dữ dội của công việc cũng như những khó khăn người tù trải qua.
- Khẩu khí của tác giả thể hiện một khí phách ngang tàn, không bị khuất phục trước hoàn cảnh, Phan Châu Trinh như đang chinh phục mọi thử thách
Những suy nghĩ của tác giả được thể hiện qua 4 câu thơ cuối:
- Ở phần đầu bài thơ là những sự miêu tả còn đến cuối bài thơ, bằng khí phách hiên ngang, xem thường hoàn cảnh, Phan Châu Trinh đã bộc lộ những cảm xúc của mình. Ông thể hiện ý chí của một con người có tầm vóc, dù có phải chịu gian khổ đến đâu cũng quyết không bỏ cuộc
- Từ những hình ảnh này, ta thấy cuối bài thơ hiện lên một hình tượng có tính chất sử thi oai phong, hùng tráng
- Các thức biểu hiện cảm xúc để làm nổi bật chí lớn, gan to của người anh hùng, tác giả đã đặt nó trong thế tương quan đối lập với những thử thách lớn lao phải chịu đựng.
+ Ở câu 5 – 6 là sự đối lập giữa những thử thách gian nan với sức chịu đựng dẻo dai, bền bỉ và ý chí chiến đấu sắt son của người chiến sĩ cách mạng
+ Ở câu 7 – 8 là sự đối lập giữa chí lớn của những con người dám mưu đồ sự nghiệp cứu nước vào những năm đầu thế kỷ XX, một công việc mà không phải ai cũng có thể làm được với những thử thách phải gánh chịu trên bước đường chiến đấu, được xem như "việc con con"
Thông qua phần Soạn bài Đập đá ở Côn Lôn, hi vọng đây sẽ là một tài liệu hữu ích dành cho các bạn. Chúc các bạn học tập tốt!
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK