A. ĐỀ BÀI
Lập dàn ý và viết thành bài văn cho đề bài sau: Tục ngữ có câu: Đi một ngày đàng học một sàng khôn. Em thấy nhận xét trên có đúng không? Hãy chứng minh.
B. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
1. LẬP DÀN Ý
- Lập dàn ý:
A. Mở bài: - Nêu quan điểm cần chứng minh: Đi một ngày đàng học một sàng khôn nhưng điều đó chỉ đúng với những người có ý thức học tập.
- Còn nếu không có ý thức học tập thì chẳng có sàng khôn nào, dẫu cho đi đến mấy ngày dàng đi chăng nữa.
B. Thân bài:
I. Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ
- Đi một ngày đàng (ngày đường): dùng thời gian để chỉ quãng đường đi được coi là tương đối xa và khác lạ so với nơi mình ở quanh năm, suốt tháng, quẩn quanh hằng ngày...
- Học một sàng khôn: học được nhiều điều hay, biết được nhiều điều mới lạ...
II. Vì sao “Đi một ngày đàng lại học được một sàng khôn”?
- Lí lẽ:
+ Đi nhiều, giao hòa với đời sống sẽ học hỏi được nhiều điều bổ ích, tích lũy được nhiều tri thức để trưởng thành.
+ Đi nhiều giao hòa với đời sống là dịp để kiểm nghiệm, ứng dụng những tri thức tiếp thu qua sách vở, trong nhà trường và nhờ vậy mà mau chóng trưởng thành.
- Dẫn chứng 1:
- Dẫn chứng 2:
III. Có phải cứ đi một ngày dùng là học được một sàng khôn không?
+ Lí lẽ: Quan hệ giữa đi và khôn không phải tăng tiến theo tỉ lệ thuận. Có khi đi nhiều mà chẳng khôn được mấy. Cái khôn do đi không thể thay thế cái khôn do học theo sách vở, trong nhà trường.
- Dần chứng 1:
- Dẫn chứng 2:
c. Kết bài:
- Khẳng định lại quan điểm về tính biện chứng kết hợp giữa đi và ý thức học hỏi.
- Liên hệ: học sinh sẽ cố gắng thu thập sàng khôn như thế nào.
2. BÀI LÀM
Tục ngữ là túi khôn của nhân loại, đúng vậy, trong kho tàng tục ngữ Việt Nam, có nhiều câu tục ngữ nói lên kinh nghiệm, phương pháp học tập phong phú, trong đó câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” là một ví dụ điển hình. Nhưng đi như thế nào để thu được một sàng khôn mới là điều chúng ta cần quan tâm, tìm hiểu.
Trước hết ta cần hiểu câu tục ngữ trên cho đầy đủ. Đi một ngày đàng là chỉ việc đi xa, vượt qua một khoảng không gian lớn. Nếu tính theo tốc độ một giờ bốn cây số, thì một ngày đàng là đã vượt qua một độ dài chừng năm chục cây số, một khoảng cách đủ để sang làng khác, tổng khác, hoặc ra tinh. Ngày xưa trong cuộc sống khép kín trong làng, sau lũy tre xanh, câu tục ngữ:
Đi một ngày đàng có nghĩa là sang làng khác, miền khác, địa bàn khác.
Học một sàng khôn là chỉ số lượng kiến thức kinh nghiệm học được. Dĩ nhiên không ai lại đo kiến thức bằng sàng, sàng là một dụng cụ để tách thóc khỏi gạo. Ở đây là hình ảnh chỉ một số lượng cụ thể như mớ, không nhiều, nhưng cũng không ít. Con người ta sống không thể thiếu được trí khôn. Trí khôn giúp người ta phân liệt thật giả, đúng sai, biết cách xử lí công việc trong học tập, sản xuất, sinh hoạt... Hình ảnh sàng khôn hàm ý chỉ sự chắt lọc, thu lượm được nhiều điều hay, những bên thức mới, bổ sung thêm hiểu biết cho bản thân.
Câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn thể hiện niềm tin răng khi đi ra ngoài, ta sẽ được gặp gỡ nhiều người, được nghe nhiều câu chuyện đỡ hoặc hay, được biết nhiều lời ăn tiếng nói và nhiêu cách suy nghĩ, cách nhìn nhận vấn đề xã hội khác nhau. Từ đó trí hiểu biết của ta dược nâng cao, mở rộng hơn. Ta có thể rút a nhiều kinh nghiệm và nhiều bài học bổ ích trong cuộc sống.
Câu lục ngữ đã nêu lên một chân lí phổ biến. Mỗi lần chúng ta có dịp đi xa, đi công tác hay đi tham quan đều có tác dụng mở rộng tầm nhìn, nghe thấy và học lỏi được những điều mới mẻ bồi bổ cho trí óc của mình, làm cho trí tuệ phát triển. 2hỉ mỗi việc đi xa, tận mắt nhìn thấy những sự vật mới lạ để người khác không bịa chuyện bưng bít hay lừa dối mình, cũng Là một sự khôn lớn. Trước đây các nhà trí thức Việt Nam có dịp sang Pháp mới thấy được sự lạc hậu, cổ lỗ của kinh tế, quân sự nước nhà, nảy ra nhu cầu cải cách, đổi mới. Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng đã từng lôn ba năm châu bốn biển để tìm đường cứu nước. Những ví dụ đó đã chứng tỏ cho chân lí “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”.
Câu tục ngữ: Đi một ngày sàng học một sàng khôn nhằm khuyên chúng ta nên đi đây đi đó để thu thập vốn sống, tích lũy kinh nghiệm. Ngoài việc học kiến thức trong sách vở, hoặc ở nhà trường, việc học ớ thực tế xã hội cũng rất quan trọng. Mỗi lần trải nghiệm thực tế là một lần khôn lớn, học được nhiều kinh nghiệm để lớn lên và trưởng thành hơn.
Trong công cuộc xây dựng đất nước, đổi mới, mở cửa giao lưu quốc tế như lòm nay có rất nhiều thanh niên du học nước ngoài, có biết bao chuyến tập huấn cho các vận động viên thể dục thể thao đã bổ sung thêm nhiều tri thức và đem lại nhiều thành công cho đất nước trên các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, y tế, thể dục thể thao,... Ngay việc tăng cường buôn bán với các nước cũng làm ta khôn ngoan lơn, qua các vụ kiện bán phá giá tòm, cá ba sa... chúng ta cũng thu được nhiều bài 1ỌC kinh nghiệm trong việc buôn bán với nước ngoài.
Tuy nhiên, không phải cách đi nào cũng mang lại tri thức, kinh nghiệm... Ở đây, cẩn có ý thức nâng cao trí tuệ, say mê tìm tòi, học hỏi thì mới có sàng khôn. Ngược lại, nếu thiếu tinh thần học hỏi, thiếu sự say mê tìm tòi kiến thức, thì sự đi đó chẳng có ý nghĩa gì? Thực tế đã chứng minh điều này, có nhiều thanh niên đi du học, những kiến thức của họ cũng không mở mang được bao nhiêu hay việc học thêm tràn lan của học sinh nhiều khi chỉ tốn thời gian, vì nhiều bạn học sinh đến lớp học thêm chỉ ngủ, chỉ quậy phá... vậy thì chẳng có sàng khôn nào đưa lại cả.
Tóm lại câu tục ngữ “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” là đúng, nhưng đòi hỏi người đi phải luôn luôn có ý thức tìm hiểu, học hỏi để tích lũy thêm kiến thức mới. Nói một cách khác đi một ngày đàng chính là điều kiện tốt để người có ý thức học tập có được một sàng khôn.
Xem thêm >>> Hướng dẫn chi tiết cách viết bài văn nghị luận hay nhất
Trên đây là bài viết lập dàn ý và bài viết tham khảo khi bình luận về câu tục ngữ "Đi một ngày đàng học một sáng khôn" mà gửi đến bạn học, mong rằng bài viết sẽ giúp ích được nhiều cho quá trình học tập của bạn. Chúc bạn học tập tốt <3
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK