Toán 8 Bài 5: Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp)

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1 Kiến thức cần nhớ

1. Tổng của hai lâp phương: \({A^3} + {B^3} = (A + B)({A^2} - AB + {B^2})\)

2. Hiệu của hai lâp phương: \({A^3} - {B^3} = (A - B)({A^2} + AB + {B^2})\) 

Cũng như các hằng đẳng thức trước, việc chứng minh hai hằng đẳng thức này cũng dựa vào quy tắc Nhân đa thức với đa thức mà chúng ta đa học. 

Bài 1: Viết lại biểu thức sau dưới dạng tổng hoặc hiệu :

 \(\left( {2x - 4{y^2}} \right)\left( {4{x^2} + 8x{y^2} + 16{y^4}} \right)\)

 

Hướng dẫn:

\(\begin{array}{l} \left( {2x - 4{y^2}} \right)\left( {4{x^2} + 8x{y^2} + 16{y^4}} \right)\\ = \left( {2x - 4{y^2}} \right)\left[ {{{\left( {2x} \right)}^2} + \left( {2x} \right)\left( {4{y^2}} \right) + {{\left( {4{y^2}} \right)}^2}} \right]\\ = {\left( {2x} \right)^3}-{\left( {4{y^2}} \right)^3}\\ = 8{x^3} - 64{y^6} \end{array}\)

 

Bài 2: Chứng minh rằng:\(({x^3} + {y^3})({x^3} - {y^3}) = ({x^2} - {y^2})({x^4} + {x^2}{y^2} + {y^4})\)

Hướng dẫn:

Ta có vế trái:  \(({x^3} + {y^3})({x^3} - {y^3}) = {\left( {{x^3}} \right)^2} - {\left( {{y^3}} \right)^2} = {x^6} - {y^6}\)
Ta có vế phải: 
\(\begin{array}{l} ({x^2} - {y^2})({x^4} + {x^2}{y^2} + {y^4})\\ = ({x^2} - {y^2})\left[ {{{\left( {{x^2}} \right)}^2} + {x^2}{y^2} + {{\left( {{y^2}} \right)}^2}} \right]\\ = {\left( {{x^2}} \right)^3} - {\left( {{y^2}} \right)^3}\\ = {x^6} - {y^6}\\ \end{array}\)
Nhận thấy rằng vế trái bằng với vế phải.
Vậy ta có điều cần chứng minh.

 

Bài 3: Chứng minh rằng: \(({11^3} - 1)^n\) chia hết cho \(10^n\).

Hướng dẫn:

Ta có thể biến đổi biểu thức như sau:

\(\begin{array}{l} {\left( {{{11}^3} - 1} \right)^n}\\ = {\left[ {(11 - 1)({{11}^2} + 11 + 1)} \right]^n}\\ = {\left[ {(10)({{11}^2} + 11 + 1)} \right]^n}\\ = {10^n}{({11^2} + 11 + 1)^n} \end{array}\)

nhận thấy rằng biểu thức này chia hết cho  \(10^n\). Vậy ta có điều cần chứng minh.

 

3. Luyện tập Bài 5 Toán 8 tập 1

Qua bài giảng  Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp) này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như : 

  • Ghi nhớ được hằng đẳng thức  tổng của lập phương, hiệu của hai lập phương
  • Vận dụng được các hằng đẳng thức đã học để giải các bài toán liên quan

3.1 Trắc nghiệm về Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp)

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Toán 8 Bài 5 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

3.2. Bài tập SGK về Những hằng đẳng thức đáng nhớ (tiếp)

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Toán 8 Bài 5 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 14 trang 7 SBT Toán 8 Tập 1

Bài tập 13 trang 7 SBT Toán 8 Tập 1

Bài tập 16 trang 7 SBT Toán 8 Tập 1

Bài tập 17 trang 7 SBT Toán 8 Tập 1

Bài tập 18 trang 7 SBT Toán 8 Tập 1

Bài tập 19 trang 7 SBT Toán 8 Tập 1

Bài tập 20 trang 7 SBT Toán 8 Tập 1

Bài tập 3.1 trang 8 SBT Toán 8 Tập 1

Bài tập 3.2 trang 8 SBT Toán 8 Tập 1

Bài tập 3.3 trang 8 SBT Toán 8 Tập 1

Bài tập 3.4 trang 8 SBT Toán 8 Tập 1

Bài tập 3.5 trang 8 SBT Toán 8 Tập 1

4. Hỏi đáp Bài 5 Chương 1 Đại số 8 tập 1

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Toán HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Toán học là ngành nghiên cứu trừu tượng về những chủ đề như: lượng (các con số), cấu trúc, không gian, và sự thay đổi.Các nhà toán học và triết học có nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa và phạm vi của toán học

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK