Trang chủ Lớp 2 Tiếng việt Lớp 2 SGK Cũ Chính tả (Nghe - viết): Cái trống trường em Chính tả (Nghe - viết): Cái trống trường em trang 46 SGK Tiếng Việt 2 tập 1

Chính tả (Nghe - viết): Cái trống trường em trang 46 SGK Tiếng Việt 2 tập 1

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1. Nghe – viết: Cái trống trường em (hai khổ thơ đầu)

Cái trống trường em

Mùa hè cũng nghỉ

Suốt ba tháng liền

Trống nằm ngẫm nghĩ.

 

Buồn không hả trống

Trong những ngày hè

Bọn mình đi vắng

Chỉ còn tiếng ve?

- Các dấu câu trong bài chính tả : dấu chấm, dấu hỏi chấm.

- Những chữ đứng đầu mỗi câu thơ phải viết hoa và tên bài thơ : Cái, Mùa, Suốt, Trống, Bồng, Trong, Bọn, Chỉ.

2. Điền vào chỗ trống:

a) hay n?

Trả lời :

Long lanh đáy nước in trời

Thành xây khói biếc non khơi bóng vàng.

b) en hay eng?

Trả lời :

    Đêm hội, ngoài đường người và xe chen chúc. Chuông xe xích lô leng keng, còi ô tô inh ỏi. Vì sợ lỡ hẹn với bạn, Hùng cố len qua dòng người đang đổ về sân vận động.

c)  hay iê?

Trả lời :

Cây bàng lá nõn xanh ngời

Hằng ngày chim đến tìm mồi chíp chiu

Đường xa gánh nặng sớm chiều

Kê cái đòn gánh bao nhu người ngồi.

3. Thi tìm nhanh.

Trả lời :

a) Những tiếng bắt đầu bằng và những tiếng bắt đầu bằng l

- Những tiếng bắt đầu bằng n  : na, nay, nặn, nằm, nắm, nặng, nắng, nảy, nấm, nâng, nếm, nín, no, non, nóng, nơ,…

- Những tiếng bắt đầu bằng l : la, là, lá, lả, lã, lạ, lan, làng, lạng, lành, lách, lạch, len, lén, lên, lê, lễ, lệ, lề, linh, li, lì, lí, lịch, lo, lò, ló, lọ, lô, lố, lộ, lỗ, lông, lồng, lộng, lưng, lửng…

b) Những tiếng có vần en và những tiếng có vần eng

- Những tiếng có vần en : bén, chen, chén, ghen, hẹn, lén, mon men, nhen nhóm, đường phèn, quen, ren, vén, vẻn vẹn, xen, xén…

- Những tiếng có vần eng : xà beng, leng keng, kẻng, xẻng,…

c)  Những tiếng có vần im và những tiếng có vần iêm

- Những tiếng có vần im : im lìm, bím tóc, dìm, ghim, nhím, ngất lịm, mỉm cười, mím môi, phim, phím, chim chóc, chìm, cây sim, …

- Những tiếng có vần iêm : que diêm, điềm lành, hiềm khích, nguy hiểm, tiết kiệm, kiểm tra, liêm khiết, cái liềm, niềm vui, viêm, hồng xiêm.

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 2

Lớp 2 - Năm thứ hai ở cấp tiểu học, vừa trải qua năm đầu tiên đến trường, có những người bạn đã thân quen. Học tập vui vẻ, sáng tạo

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK