Hình học 7 Bài 2: Hai tam giác bằng nhau

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Định nghĩa

Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác mà ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia và ba góc đối diện với ba cạnh ấy của tam giác này bằng ba góc đối diện với ba cạnh ấy của tam giác ấy.

1.2. Kí hiệu

Để kí hiệu bằng nhau của tam giác ABC và tam giác A’B’C’ ta viết:

\(\Delta ABC = \Delta A'B'C'\)

1.3. Qui ước

Khi kí hiệu song bằng nhau của hai tam giác, các chữ cái chỉ tên các đỉnh tương ứng được viết theo cùng thứ tự.

\(\Delta ABC = \Delta A'B'C' \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}AB = A'B',\,AC = A'C',\,BC = B'C'\\\widehat A = \widehat {A'},\,\,\widehat B = \widehat {B'},\,\widehat C = \widehat {C'}\end{array} \right.\)


Ví dụ 1: Cho \(\Delta ABC = \Delta DMN\)

a. Viết đẳng thức trên dưới một vài dạng khác

b. Cho AB = 3cm, AC = 4cm, MN=5cm. Tính chu vi của mỗi tam giác nói trên. Có nhận xét gì?

Giải

a. Viết đẳng thức \(\Delta ABC = \Delta DMN\) dưới vài dạng khác:

\(\begin{array}{l}\Delta ACB = \Delta DNM,\Delta BAC = \Delta DMN,\Delta BCA = \Delta MND\\\Delta CAB = \Delta NDM,\Delta CBA = \Delta NMD\end{array}\)

b.

\(\Delta ABC = \Delta DMN \Rightarrow AB = DM,AC = DN,MN = BC.\)

Do AB=3cm, AC = 4cm, MN = 5cm Nên:

Chu vi \(\Delta ABC\) bằng AB+BC+CA=3+4+5=12 (cm)

Chu vi \(\Delta PMN\) bằng PM+MN+ND=3+4+5=12 (cm)

Nhận xét: Hai tam giác bằng nhau có chu vi bằng nhau.


Ví dụ 2: Cho \(\Delta ABC = \Delta MNO\). Biết \(\widehat A = {55^0},\widehat N = {75^0}\) tính các góc còn lại của mỗi tam giác:

Giải

 \(\Delta ABC = \Delta MNO\) có \(\widehat A = {55^0},\widehat N = {75^0}\)

Do đó \(\widehat M = \widehat A = {55^0},\widehat B = \widehat N = {75^0}\)

\(\widehat C = {180^0}(\widehat A + \widehat B) = {180^0} - ({55^0} + {75^0}) = {50^0}\)

Nên \(\widehat O = \widehat C = {50^0}\)


Ví dụ 3: Cho hai tam giác bằng nhau ABC và DEG

a. Biết \(\widehat A = {20^0},\widehat C = {60^0}\) và \(\widehat E = {100^0}\)

Tìm số đo các góc còn lại của mỗi tam giác.

b. Biết DG = 5cm có thể tìm được độ dài của cạnh nào của tam giác ABC?

Giải

a. Vì \(\Delta ABC = \Delta DEG\) nên:

\(\widehat A = \widehat D = {20^0},\widehat B = {100^0};\,\widehat C = \widehat G = {60^0}\)

b. Dễ thấy AC=DG=5cm

Vậy có thể tìm được độ dài của cạnh AC=5cm.

Bài 1: Tam giác ABC bằng tam giác PQR, biết \(\widehat A = {50^0},\widehat R = {70^0},\widehat B = {60^0},\) cạnh PQ = 6cm, AC = 5cm.

Xác định độ lớn của các góc còn lại và độ dài các cạnh AB và PR của hai tam giác đó.

Giải

Theo đề bài \(\Delta ABC = \Delta PQR,\) nên các cạnh tương ứng của hai tam giác bằng nhau, nghĩa là:

AB = PQ; BC = QR; AC = PR và \(\widehat A = \widehat P;\,\widehat B = \widehat Q\) và \(\widehat C = R\)

Mà \(\widehat A = {50^0},\widehat R = {70^0},\widehat B = {60^0}\) nên \(\widehat P = {50^0},\widehat Q = {60^0},C = {70^0}\) và PQ = 6cm; AC = 5cm nên AB = 6M, PR = 5cm.


Bài 2: Cho tam giác ABC có chu vi bằng 21 cm. Độ dài cạnh là ba số lẻ liên tiếp và AB < BC < CA.

Tìm độ dài các cạnh của tam giác PQR biết tam giác ABC bằng tam giác PQR.

Giải

Gọi độ dài cạnh AB là 2n-1 thì độ dài cạnh BC là 2n + 1 và độ dài cạnh CA là 2n+3.

Theo đề bài, ta có:

\(AB + BC + CA = 21 \Rightarrow (2n - 1) + (2n + 1) + (2n + 3)\)

\(21 \Rightarrow 6n = 18 \Rightarrow n = 3\)

Vậy AB = 5cm; BC = 7cm; CA = 9cm

\(\Delta ABC = \Delta AQR\) nên ta có:

\(\begin{array}{l}PQ = AB = 5cm;QR = BC = 7cm\\RP = CA = 9cm\end{array}\)


Bài 3: Cho tam giác ABC có M thuộc cạnh BC sao cho \(\Delta AMB = \Delta AMC.\) Chứng minh rằng:

a. M là trung điểm của BC

b. AM là tia phân giác của gốc \(\widehat A\)

c. \(AM \bot BC\)

Giải

a. Ta có \(\Delta AMB = \Delta AMC \Rightarrow MB = MC\)

Ta lại có: \({M_2}\) nằm giữa B và C nên M là trung điểm của BC

b. Từ \(\Delta AMB = \Delta AMC\) suy ra: \(\widehat {MAB} = \widehat {MAC}\) mà \(\widehat {MAB} + \widehat {MAC} = \widehat A\)

\( \Rightarrow \widehat {MAB} = \widehat {MAC} = \frac{1}{2}.\widehat {BAC}\)

Ta lại có tia AM nằm giữa hai tia AB và AC nên: tia AM là tia phân giác của \(\Delta ABC\)

c. Từ hai tam giác AMB và AMC bằng nhau nên ta có:

\(\widehat {AMB} = \widehat {AMC}\) mà M thuộc cạnh BC nên:

\(\widehat {AMB} + \widehat {AMC} = {90^0}\)

Hay \(AM \bot BC.\)

3. Luyện tập Bài 2 Chương 2 Hình học 7

Qua bài giảng Hai tam giác bằng nhau này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như : 

  • Định lí, kí hiệu hai tam giác bằng nhau

3.1. Trắc nghiệm về Hai tam giác bằng nhau

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Hình học 7 Bài 2 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

3.2. Bài tập SGK về Hai tam giác bằng nhau

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Hình học 7 Bài 2 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 10 trang 111 SGK Toán 7 Tập 1

Bài tập 11 trang 112 SGK Toán 7 Tập 1

Bài tập 12 trang 112 SGK Toán 7 Tập 1

Bài tập 13 trang 112 SGK Toán 7 Tập 1

Bài tập 14 trang 112 SGK Toán 7 Tập 1

4. Hỏi đáp Bài 2 Chương 2 Hình học 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Toán HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Toán học là ngành nghiên cứu trừu tượng về những chủ đề như: lượng (các con số), cấu trúc, không gian, và sự thay đổi.Các nhà toán học và triết học có nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa và phạm vi của toán học

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK