Tuần 23 - Tập đọc: Hoa học trò - Tiếng Việt 4

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Hướng dẫn luyện đọc Hoa học trò

a. Luyện đọc

  • Phát âm
    • đóa
    • tán hoa lớn xòe ra 
    • nỗi niềm bông phượng
    • phượng
    • phần tử
    • vô tâm
    • tin thắm
    • Hoa nở lúc nào mà bất ngờ dữ vậy?
  • Luyện đọc diễn cảm
    • Phượng không phải là một đoá, không phải vài cành; phượng đây là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Mỗi hoa chỉ là một phần tử của cả xã hội thắm tươi; người ta quên đoá hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tán hoa lớn xoè ra như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau.

b. Đọc - hiểu

  • Chú giải
    • Phượng: cây bongsmats có hao màu đỏ, hoa mọc thành từng chùm, nở vào mùa hè.
    • Phần tử: một bộ phận, một phần trong cái chung.
    • Vô tâm: không để ý đến những điều lẽ ra cần để ý.
    • Tin thắm: tin vui (thắm: đỏ).
  • Bố cục
    • Đoạn 1. Từ đầu … "đậu khít nhau".
    • Đoạn 2. Tiếp theo … "mà bất ngờ vậy?".
    • Đoạn 3. Phần còn lại.
  • Nội dung
    • Vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng - một loài hoa rất gần gũi và thân thiết với học trò.

1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Hoa học trò

Câu 1 (trang 44 sgk Tiếng Việt 4): Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là hoa học trò?

Gợi ý:

  • Vì hoa phượng gắn với tuổi thơ - tuổi đang ngồi trên ghế nhà trường với những kỉ niệm sâu sắc. Hoa phượng nở là mùa thi đến, hoa phượng nở báo hiệu kì nghỉ hè sắp đến, kết thúc một năm học. Và cây phượng là loại cây thường trồng nhiều nhất ở các sân trường. Nó gắn với đời của người đi học

Câu 2 (trang 44 sgk Tiếng Việt 4): Vẻ đẹp của hoa phượng có gì đặc biệt?

Gợi ý:

  • Vẻ đẹp của hoa phượng theo Xuân Diệu rất đặc biệt. Vì phượng không phải là một đóa, không phải vài cành; phượng là cả một loạt, cả một vùng, cả một góc trời đỏ rực. Vẻ đẹp đặc biệt của phượng ở chỗ "mỗi hoa chỉ là một phần tử của cả xã hội thắm tươi; người ta quên đóa hoa, chỉ nghĩ đến cây, đến hàng, đến những tàn hoa lén xòe ra, như muôn ngàn con bướm thắm đậu khít nhau".

Câu 3 (trang 44 sgk Tiếng Việt 4): Màu hoa phượng đổi như thế nào theo thời gian?

Gợi ý:

  • Xuân Diệu cho biết màu hoa phượng thay đổi theo thời gian: cuối xuân sang hè. Hoa phượng đầu mùa, tác giả gọi là "bình minh của hoa phượng"; sắc phượng lúc ấy là "màu đỏ còn non", sắc phượng trong mưa "lại càng tươi dịu".
  • Cuối xuân, số hoa phượng tăng, "màu cũng đậm dần". Khi hè đến rồi "màu phượng mạnh mẽ kêu vang" hòa nhịp với mặt trời chói lọi. Thành phố vào hè, khắp phố phường "bỗng rực lên như đến Tết nhà nhà đều dán câu đối đỏ".
  • Xuân Diệu với tâm hồn thi sĩ tài hoa và đa tình đã miêu tả màu sắc hoa phượng biến đổi theo thời gian một cách tinh tế, gợi cảm.
  • Thông qua bài học Tập đọc: Hoa học trò, các em cần rèn luyện những kĩ năng cơ bản nhất. Đồng thời, nắm vững được nội dung trọng tâm của bài văn:
    • Kĩ năng
      • Đọc trôi chảy lưu loát toàn bài.
    • Kiến thức
      • Hiểu ý nghĩa nội dung:
        • Vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng - một loài hoa rất gần gũi và thân thiết với học trò.
  • Ngoài ra, các em có thể tham khảo thêm bài giảng Chính tả Nhớ - viết: Chợ Tết cho tiết học tiếp theo.

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 4

Lớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK