Trang chủ Lớp 4 Tiếng việt Lớp 4 SGK Cũ Chủ điểm: Vẻ Đẹp Muôn Màu Tuần 22 - Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Cái đẹp - Tiếng Việt 4

Tuần 22 - Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Cái đẹp - Tiếng Việt 4

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Câu 1 (SGK trang 40, Tiếng Việt 4): Tìm các từ:

a) Thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người

M: xinh đẹp

b) Thể hiện nét đẹp trong tâm hồn, tính cách của con người

M: thùy mị

Gợi ý:

a) Thể hiện vẻ đẹp bên ngoài của con người: xinh đẹp, duyên dáng, khôi ngô, thanh tú, tuyệt mĩ...

b) Thể hiện vẻ đẹp trong tâm hồn, tính cách của con người: thùy mị, nết na, nhu mì, thật thà, lễ độ, khiêm tốn, chân thành...

Câu 2 (SGK trang 40, Tiếng Việt 4): Tìm các từ:

a) Chỉ dùng để thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên, cảnh vật

M: tươi đẹp

b) Dùng để thể hiện vẻ đẹp của cả thiên nhiên, cảnh vật và con người

M: xinh xắn

Gợi ý:

a) Chỉ dùng để thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên cảnh vật: tươi đẹp, xanh tươi, trong mát, ngoạn mục, tráng lệ...

b) Dùng để thể hiện vẻ đẹp của cả thiên nhiên, cảnh vật và con người: xinh xắn, dễ thương, tuyệt đẹp, tuyệt trần,...

Câu 3 (SGK trang 40, Tiếng Việt 4): Đặt câu với một trong các từ vừa tìm được:

Gợi ý:

  • Chị Tâm là một cô dâu thùy mị nên được cả nhà chồng yêu quí.

Câu 4 (SGK trang 40, Tiếng Việt 4):

Điền các thành ngữ hoặc cụm từ ở cột A vào các chỗ thích hợp ở cột B:

A B

Đẹp người, đẹp nết

Mặt tươi như hoa

Chữ như gà bới

..., em mỉm cười chào mọi người.

Ai cũng khen chị Ba ….

Ai viết cẩu thả chắc chắn ….

Gợi ý:

A B

Đẹp người, đẹp nết

Mặt tươi như hoa

Chữ như gà bới

Mặt tươi như hoa, em mỉm cười chào mọi người.

Ai cũng khen chị Ba đẹp người đẹp nết.

Ai viết cẩu thả chắc chắn chữ như gà bới.

  • Thông qua bài học Luyện từ và câu Mở rộng vốn từ: Cái đẹp, các em cần:
    • Mở rộng và hệ thống hóa vốn từ ngữ theo chủ điểm: Cái đẹp.
    • Hiểu nghĩa và biết cách dùng các từ ngữ theo chủ điểm.
    • Hiểu nghĩa một số cụm từ và thành ngữ theo chủ điểm.
  • Ngoài ra, để chuẩn bị thật tốt cho tiết học tiếp theo các em có thể tham khảo thêm bài giảng 
    Tập làm văn: Luyện tập miêu tả các bộ phận của cây cối.

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 4

Lớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK