Câu 1. Trước đây bánh xe đạp được làm bằng gì?
Câu 2. Sự kiện nào làm Đân-lớp nảy sinh ý nghĩ làm lốp xe đạp?
Câu 3. Phát minh của Đân -lớp được đăng kí chính thức vào năm nào?
b. Hướng dẫn viết từ khó
Câu 1 (trang 14 sgk Tiếng Việt 4): Nghe viết bài: Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp.
Cha đẻ của chiếc lốp xe đạp
Vào cuối thế kỉ XIX, bánh xe đạp còn làm bằng gỗ, nẹp sắt, do đó đi rất xóc. Người đầu tiên sáng chế ra chiếc lốp xe bằng cao su là Đân-lớp một học sinh của nước Anh. Từ một lần suýt ngã vì vấp phải ống cao su dẫn nước, Đân-lớp đã nghĩ ra cách cuộn ống cao su cho vừa vành bánh xe rồi bơm hơi căng lên thay cho gỗ và nẹp sắt. Phát minh của Đân-lớp được đăng kí chính thức vào năm 1880. Về sau, lốp xe đạp có thêm chiếc săm bơm căng hơi nằm bên trong.
Theo VŨ BỘI TUYỀN
Câu 2 (trang 14 sgk Tiếng Việt 4): Điền vào chỗ trống:
a. ch hay tr?
...uyền ....ong vòm lá
.....im có gì vui
Mà nghe ríu rít
Như .....ẻ reo cười?
NGUYỄN BAO
b) uôt hay uôc?
- Cày sâu c.... bẫm
- Mua dây b.... mình
- Th.... hay tay dảm
- Ch..... gặm chân mèo
Gợi ý:
a) ch hay tr?
Chuyền trong vòm lá
Chim có gì vui
Mà nghe ríu rít
Như trẻ reo cười?
NGUYỄN BAO
b) uôt hay uôc?
- Cày sâu cuốc bẫm
- Mua dây buộc mình
- Thuốc hay tay dảm
- Chuột gặm chân mèo
Câu 2 (trang 15 sgk Tiếng Việt 4): Tìm tiếng thích hợp để hoàn chỉnh các câu trong hai mẩu chuyện sau:
a) Tiếng có âm tr hay ch:
Đãng trí bác học
Một nhà bác học có tính đãng ..... đi tàu hỏa. Khi nhân viên soát vé đến, nhà bác học tìm toát mồ hôi mà .... thấy vé đâu. May là người soát vé này nhận ra ông, còn bảo:
Thôi, ngài không cần xuất ...... vé nữa.
Nhà bác học vẫn loay hoay tìm vé và nói:
- Nhưng tôi vẫn phải tìm bằng được vé để biết phải xuống ga nào chứ!
b) Tiếng có âm uôc hay uôt:
Vị thuốc quý
Nhà thơ Đức nổi Liếng Hai-nơ mắc chứng bệnh mệt mỏi và mất ngủ. Ông dùng rất nhiều thứ ...... bổ mà vẫn không khỏi. Một bác sĩ đến khám bệnh, bảo ông:
- Mỗi ngày, ngài hãy ăn một quả táo, vừa ăn vừa đi bộ từ nhà đến quảng trường thành phố.
Sau một thời gian ngắn, quả nhiên Hai-nơ khỏi bệnh. Ông ngạc nhiên nói với bác sĩ:
- Bây giờ tôi mới biết táo cũng là vị thuốc quý.
Bác sĩ mỉm cười:
Không phải những quả táo bình thường kia chữa lành cho ngài đâu. Chính những .... đi bộ hằng ngày mới là vị thuốc quý, vì chúng bắt ..... ngài phải vận động.
Chú thích: Quảng trường là nơi đất trống và rộng lớn có thể tập trung được rất nhiều người, thường dùng làm nơi tiến hành các cuộc mít-tinh, các cuộc lễ hội lớn của thành phố.
Gợi ý:
a) Tiếng có âm tr hay ch:
Đãng trí bác học
Một nhà bác học có tính đãng trí đi tàu hỏa. Khi nhân viên soát vé đến, nhà bác học tìm toát mồ hôi mà chẳng thấy vé đâu. May là người soát vé này nhận ra ông, còn bảo:
- Thôi, ngài không cần xuất trình vé nữa.
Nhà bác học vẫn loay hoay tìm vé và nói:
- Nhưng tôi vẫn phải tìm bằng được vé để biết phải xuống ga nào chứ!
b) Tiếng có âm uôc hay uôt:
Vị thuốc quý
Nhà thơ Đức nổi Liếng Hai-nơ mắc chứng bệnh mệt mỏi và mất ngủ. Ông dùng rất nhiều thứ thuốc bổ mà vẫn không khỏi. Một bác sĩ đến khám bệnh, bảo ông:
- Mỗi ngày, ngài hãy ăn một quả táo, vừa ăn vừa đi bộ từ nhà đến quảng trường thành phố.
Sau một thời gian ngắn, quả nhiên Hai-nơ khỏi bệnh. Ông ngạc nhiên nói với bác sĩ:
- Bây giờ tôi mới biết táo cũng là vị thuốc quý.
Bác sĩ mỉm cười:
Không phải những quả táo bình thường kia chữa lành cho ngài đâu. Chính những cuộc đi bộ hằng ngày mới là vị thuốc quý, vì chúng bắt buộc ngài phải vận động.
Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK