Bài 6 SGK trang 126 hóa học 12 nâng cao

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Đề bài

Hãy giải thích hiện tượng thí nghiệm: Ngâm một lá \(Zn\) nhỏ, tinh khiết trong dung dịch \(HCl\) thấy bọt khí \({H_2}\) thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vài giọt dung dịch \(CuS{O_4}\) thấy bọt khí \({H_2}\) thoát ra nhiều và nhanh hơn.

Hướng dẫn giải

Ngâm một lá \(Zn\) nhỏ, tinh khiết trong dung dịch \(HCl\) thì xảy ra phản ứng:

\(Zn + 2HCl \to ZnC{l_2} + {H_2} \uparrow \)

Bọt khí \(H_2\) thoát ra ít và chậm là do \(H_2\) sinh ra trên bề mặt lá kẽm nên gây cản trở phản ứng.

Nếu nhỏ thêm vài giọt dung dịch \(CuSO_4\) thấy bọt khí \(H_2\) thoát ra rất nhiều và nhanh hơn, \(Zn\) bị hoà tan nhanh do có sự ăn mòn điện hoá

 \(Zn + CuS{O_4} \to ZnS{O_4} + Cu \downarrow \)

Trong dung dịch \(HCl\), \(Zn\) là cực âm, \(Cu\) cực dương.

- Tại cực âm \(Zn\) bị oxi hoá

\(Zn\mathrel{\mathop{\kern0pt\longrightarrow}
\limits_{}} Z{n^{2 + }} + 2e\)

- Tại cực dương ion \({H^ + }\) bị khử: 

\(2{H^ + } + 2e\mathrel{\mathop{\kern0pt\longrightarrow}
\limits_{}} {H_2} \uparrow \)

Bọt khí thoát ra nhiều và liên tục ở cực dương.

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự Lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK