Trang chủ Lớp 4 Tiếng việt Lớp 4 SGK Cũ Chủ điểm: Tiếng sáo diều Tuần 15 - Tập làm văn: Quan sát đồ vật - Tiếng Việt 4

Tuần 15 - Tập làm văn: Quan sát đồ vật - Tiếng Việt 4

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Nhận xét

1. Quan sát một đồ chơi mà em thích và ghi lại những điều quan sát được.

a) Các đồ chơi được đem đến lớp để quan sát có thể là: Búp bê, gấu bông, bộ xếp hình, chong chóng…

b) Nên quan sát theo một trình tự nhất định:

M:

- Nhìn bao quát: 

- Quan sát từng bộ phận (bên ngoài/ bên trong, bên trên/ bên dưới, đầu, mình, chân tay….)

c) Nên quan sát bằng nhiều giác quan:

M:

- Dùng mắt để xem hình dáng, kích thước, màu sắc,…. của đồ vật như thế nào?

- Dùng tay để biết đồ vật mềm hay rắn, nhẵn nhụi hay thô ráp, nặng hay nhẹ,…

- Dùng tai để nghe đồ vật khi được sử dụng, có phát ra tiếng động không, tiếng động ấy như thế nào?

d) Cố gắng tìm ra những đặc điểm riêng của đồ vật, phân biệt nó với những đồ vật khác, nhất là những đồ vật cùng loại.

M:

- Búp bê hay gấu bông của em có thể có một dáng vẻ riêng, không giống của các bạn khác.

Gợi ý: 

  • Gấu bông: đầu tròn, mặt tròn, mắt tròn, hai tay tròn; miệng nhoẻn cười. Thân hình chân tay mũm mĩm.
  • Búp bê bé trai: đầu đội mũ mềm,khuôn mặt bầu bĩnh dễ thương. Đôi mắt tròn xoe. 
  • Búp bê lật đật: Đầu tròn, thân tròn không có chân, vẻ mặt xinh xắn, đôi má hồng hào. 

2. Theo em, khi quan sát đồ vật, cần chú ý những gì?

Gợi ý:

  • Phải quan sát theo một trình tự hợp lí: từ bao quát đến từng bộ phận.
  • Quan sát bằng nhiều giác quan: Mắt, tay, tai…
  • Tìm ra đặc điểm riêng, phân biệt đồ vật này cùng với đồ vật khác, nhất là những đồ vật cùng loại.
  • Ví dụ: 
    • Khi quan sát gấu bông, điều đầu tiên ta nhìn thấy là hình dáng, màu sắc của nó rồi mới thấy đầu, mắt, mũi, chân, tay, …. 
    • Phải sử dụng nhiều giác quan khi quan sát để tìm ra những đặc điểm độc đáo, làm nó không giống con gấu khác.
    • Tập trung miêu tả những đặc điểm độc đáo ấy, không tả lan man, quá chi tiết, tỉ mỉ.

1.2. Ghi nhớ

1. Muốn miêu tả một đồ vật, trước hết phải quan sát đồ vật đó.

2. Quan sát đồ vật cần theo một trình tự hợp lí, bằng nhiều cách khác nhau (mắt nhìn, tai nghe, tay sờ,...)

3. Cần chú ý phát hiện những đặc điểm riêng phân biệt đồ vật này với những đồ vật khác.

1.3. Hướng dẫn luyện tập

Câu 1 (trang 154 sgk Tiếng Việt 4): Dựa theo kết quả quan sát của em, hãy lập dàn ý cho bài văn tả đồ chơi mà em đã chọn.

Gợi ý:

  • Mở bài:
    • Giới thiệu một con búp bê: đồ chơi em thích nhất.
  • Thân bài:
    • Hình dáng: thanh mảnh rất đẹp. Đôi mắt đen láy thỉnh thoảng chớp chớp
      • Bộ tóc vàng óng cài nơ
      • Mặt trái xoan ửng hồng.
      • Mặc váy hoa viền đăng-ten đủ màu
      • Đôi môi đỏ như son
      • Miệng hình trái tim
      • Ngón tay thon búp măng
      • Bàn chân được đeo hài óng ánh hạt cườm.
  • Kết bài:
    • Em rất yêu quý con búp bê vì nó là kỉ vật của bố em tặng cho em.
  • Thông qua bài giảng Tập làm văn: Quan sát đồ vật, các em cần nắm được:
    • Hiểu được cách miêu tả đồ vật.
    • Biết quan sát đồ vật và lập dàn ý cho bài văn tả đồ chơi.
  • Ngoài ra, các em có thể xem thêm bài giảng Tập đọc: Kéo co để có bước chuẩn bị thật tốt cho tiết học tiếp theo.

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 4

Lớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK