Trang chủ Lớp 4 Tiếng việt Lớp 4 SGK Cũ Chủ điểm: Măng mọc thẳng Tuần 5 - Chính tả Nghe - viết: Những hạt thóc giống - Tiếng Việt 4

Tuần 5 - Chính tả Nghe - viết: Những hạt thóc giống - Tiếng Việt 4

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Hướng dẫn viết Những hạt thóc giống

  • Từ khó
    • Chăn trâu
    • Bắt sâu
    • Phương bắc
    • Trông thấy

1.2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Những hạt thóc giống

Câu 1 (trang 47 sgk Tiếng Việt 4): Nghe - viết: Những hạt thóc giống (từ "Lúc ấy" đến "ông vua hiền minh" )

  • Bạn đọc, em viết.
  • Em đọc bạn viết rồi kiểm tra cho nhau, phát hiện những lỗi mắc phải chữa lại cho đúng

Câu 2 (trang 48 sgk Tiếng Việt 4): Tìm những chữ bị bỏ trống để hoàn chỉnh đoạn văn đã cho ( SGK TV4, tập 1 trang 47-48)

  • Đọc từng đoạn văn, đến chỗ bị bỏ trống suy nghĩ xem nội dung câu đó diễn đạt ý gì, dùng từ nào thì kết hợp được với các từ đứng trước, đứng sau từ tìm được thích hợp ( từ tìm được phải bắt đầu bằng "l hoặc n", vần "en hoặc eng") thì em điền vào chỗ trống. Lần lượt em điền như sau:

a) "...tìm lời giải ...Hưng nộp bài ...lần này ...làm em...lâu nay...lòng thanh thản ...làm bài"

b) "...người chen chân ...len qua ...leng keng ...áo len...màu đen...khen em ngoan"

Câu 3 (trang 48 sgk Tiếng Việt 4): Giải thích những câu đố sau (SGK TV4, tập 1 trang 48)

a)

Mẹ thì sống ở trên bờ

Con sinh ra lại sống nhờ dưới ao.

Có đuối, bơi lội lao xao

Mất đuối tức khắc nhảy nhao lên bờ

(Là con gì?)

→ Dựa vào những yếu tố đã cho, kết hợp với quan sát thường ngày khi ngồi cạnh bờ ao, em sẽ thấy con vật có tên bắt đầu bằng "n"

⇒ Đó chính là con "nòng nọc"

b)

Chim gì liệng tựa con thoi

Báo mùa xuân đẹp giữa trời say sưa

(Là con gì?)

→ Em dựa vào hai yếu tố để tìm: Con chim gì khi nó xuất hiện thì mùa xuân đến. Tên con chim ấy có vần "en"

⇒ Đó chính là con chim én

  • Thông qua bài giảng Chính tả: Nghe - viết: Những hạt thóc giống, các em cần nắm được:
    • Kiến thức - kĩ năng
      • Nhớ - viết lại đúng, trình bày đúng và trình bày bài chính tả sạch sẽ; biết trình bày đoạn văn có lời nhân vật.
      • Làm đúng các BT(2) a/b để từ đó biết cách phân biệt l/n, en/eng trong câu
      • Học sinh khá, giỏi tự giải được câu đố ở BT(3)
    • Thái độ

      • Giáo dục học sinh tính cẩn thận.

      • Có tính trung thực, dũng cảm trong cuộc sống.

  • Ngoài ra, các em có thể xem thêm bài giảng Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Trung thực - Tự trọng.

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 4

Lớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK