Trang chủ Lớp 4 Tiếng việt Lớp 4 SGK Cũ Chủ điểm: Măng mọc thẳng Tuần 4 - Luyện từ và câu: Luyện tập về từ ghép và từ láy - Tiếng Việt 4

Tuần 4 - Luyện từ và câu: Luyện tập về từ ghép và từ láy - Tiếng Việt 4

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Câu 1 (trang 43 sgk Tiếng Việt 4): So sánh hai từ ghép:

- Bánh trái (chỉ chung các loại bánh)

- Bánh rán (chỉ loại bánh nặn bằng bột gạo nếp thường có nhân rán chín giòn)

a) Từ ghép nào có nghĩa tổng hợp

b) Từ ghép nào có nghĩa phân loại

Gợi ý trả lời

a) "Bánh trái" là từ ghép có nghĩa tổng hợp. Vì nó dùng để chỉ chung cho tất cả các loại bánh trái

b) "Bánh rán" là từ ghép có nghĩa phân loại. Vì nó chỉ một loại bánh cụ thể trong tất cả các loại "bánh trái" nhằm phân biêt, với các loại bánh khác như "bánh đúc", "bánh trôi nước " ...

Câu 2 (trang 44 sgk Tiếng Việt 4): Viết các từ ghép được in đậm trong những câu đã cho (SGK TV4, tập 1, trang 44) vào trong bảng phân loại.

Gợi ý trả lời

  • Đọc các đoạn văn đã cho rồi xem xét các từ in đậm, từ nào dùng để chi bao quát chung một loại sự vật, từ nào dùng để chỉ một sự vật cụ thể, em đưa các từ đó vào nội dung của bảng phân loại

Từ ghép có nghĩa tổng hợp

Ruộng đồng, làng xóm, núi non gò đống, bờ bãi, hình dạng, màu sắc

Từ ghép có nghĩa phân loại

Xe điện, xe đạp, tàu hỏa, đường ray, máy bay

Câu 3 (trang 44 sgk Tiếng Việt 4): Xếp các từ láy trong đoạn văn sau vào nhóm thích hợp (SGK TV4, tập 1 trang 44)

a) Từ láy có hai tiếng giống nhau ở âm đầu: Nhút nhát

b) Từ láy có hai tiếng giống nhau ở vần: Lao xao, lạt xạt

c) Từ láy có hai tiếng giống nhau ở cả âm đầu và vần: Rào rào, he hé

  • Thông qua bài giảng Luyện từ và câu: Luyện tập về từ ghép và từ láy, các em cần:
    • Nhận diện được từ ghép và từ láy trong câu văn, đoạn văn.
    • Xác định được mô hình cấu tạo của các loại:
      • Từ ghép: từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại.
      • Từ láy: Láy âm, lấy vần, lấy cả âm và vần.
  • Ngoài ra, các em có thể xem thêm bài giảng
    Tập làm văn: Luyện tập xây dựng cốt truyện cho tiết học tiếp theo.

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 4

Lớp 4 - Năm thứ bốn ở cấp tiểu học, kiến thức ngày một tăng, sắp đến năm cuối cấp nên các em cần chú đến học tập nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK