Trang chủ Lớp 3 Tiếng việt Lớp 3 SGK Cũ Chủ điểm: Quê Hương Tuần 10 - Chính tả Nghe viết: Quê hương và phân biệt et/oet, l/n, dấu hỏi/ dấu ngã - Tiếng Việt 3

Tuần 10 - Chính tả Nghe viết: Quê hương và phân biệt et/oet, l/n, dấu hỏi/ dấu ngã - Tiếng Việt 3

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Câu 1 (trang 82 sgk Tiếng Việt 3): Nghe - viết: Quê hương (3 khổ thơ đầu)

Quê hương là chùm khế ngọt 

Cho con trèo hái mỗi ngày 

Quê hương là đường đi học 

Con về rợp bướm vàng bay 



Quê hương là con diều biếc

Tuổi thơ con thả trên đồng 

Quê hương là con đò nhỏ 

Êm đềm khua nước ven sông 



Quê hương là cầu tre nhỏ 

Mẹ về nón lá nghiêng che

Quê hương là đêm trăng tỏ

Hoa cau rụng trắng ngoài hè

? Những chữ nào trong bài chính tả phải viết hoa?

Gợi ý:

  • Những chữ trong bài chính tả phải viết hoa là:
    • Tên bài thơ: Quê
    • Các chữ ở đầu mỗi câu thơ.

Câu 2 (trang 82 sgk Tiếng Việt 3): Điền vào chỗ trống et hay oet:

em bé t... miệng cười, mùi kh..., cưa xoèn x..., xem x....

Gợi ý:

  • em bé toét miệng cười, mùi khét, cưa xoèn xoẹt, xem xét.

Câu 3 (trang 82 sgk Tiếng Việt 3): Viết lời giải các câu đố sau:

a) Để nguyên, ai cũng lặc lè

Bỏ nặng, thêm sắc - ngày hè chói chang.

(Là những chữ gì ?)

- Có sắc - mọc ở xa gần

Có huyền - vuốt thẳng áo quần cho em.

 (Là những chữ gì ?)

b) Để nguyên - giữa đầu và mình

Đổi sang dấu ngã sẽ thành bữa ngon.

 (Là những chữ gì ?)

- Không dấu - trời rét nằm cong

Thêm huyền - bay lả trên đồng quê ta

Có hỏi - xanh tươi mượt mà

Trâu bò vui gặm nhẩn nha từng đàn.

 (Là những chữ gì ?)

Gợi ý:

a)

  • Đó là các chữ nặng và nắng.
  • Đó là các chữ lá và là (ủi)

b) 

  • Đó là các chữ cổ và cỗ.
  • Đó là các chữ: co, cò và cỏ.
  • Học xong bài này, các em cần nắm:
    • Viết chính tả bài Quê hương (viết đúng về nội dung và hình thức)
    • Phân biệt được et/oet, l/n, dấu hỏi/ dấu ngã trong tiếng Việt
  • Các em có thể tham khảo thêm bài học Tập làm văn: Tập viết thư và phong bì thư để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được chu đáo hơn.

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 3

Lớp 3 - Năm thứ ba ở cấp tiểu học, áp lực hoc tập dần hình thành nhưng vẫn tuổi ăn, tuổi chơi nên các em cân đối học và chơi hợp lý nhé.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK