Trang chủ Lớp 3 Tiếng việt Lớp 3 SGK Cũ Chủ điểm: Quê Hương Tuần 10 - Luyện từ và câu: So sánh. Dấu chấm - Tiếng Việt 3

Tuần 10 - Luyện từ và câu: So sánh. Dấu chấm - Tiếng Việt 3

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

Câu 1 (trang 79-80 sgk Tiếng Việt 3): Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Đã có ai lắng nghe

Tiếng mưa trong rừng cọ

Như tiếng thác dội về

Như ào ào trận gió.      

NGUYỄN VIẾT BÌNH

a) Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với những âm thanh nào?

b) Qua sự so sánh trên, em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ ra sao?

Gợi ý:

a) Tiếng mưa trong rừng cọ được so sánh với tiếng thác nước dội về và tiếng ào ào của gió thổi.

b) Qua các hình ảnh so sánh trên, em hình dung tiếng mưa trong rừng cọ nghe rất ồn ã, vang động.

Câu 2 (trang 80 sgk Tiếng Việt 3): Hãy tìm những âm thanh được so sánh với nhau trong mỗi câu thơ, câu văn dưới đây:

a) Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

NGUYỄN TRÃI

b) Tiếng suối trong như tiếng hát ca

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

HỒ CHÍ MINH

c) Mỗi lúc, tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng. Chim đậu chen nhau trắng xóa trên những cây mắm, cây chà là, cậy vẹt rụng trụi gần hết lá.

ĐOÀN GIỎI

Gợi ý:

a) So sánh tiếng suối chảy với tiếng đàn cầm.

b) So sánh tiếng suối với tiếng hát.

c) So sánh tiếng chim kêu với tiếng xóc những rổ tiền đồng.

Câu 3 (trang 80 sgk Tiếng Việt 3): Ngắt đoạn dưới đây thành 5 câu và chép lại cho đúng chính tả:

Trên nương, mỗi người một việc người lớn thì đánh trâu ra cày các bà mẹ cúi lom khom tra ngô các cụ già nhặt cỏ, đốt là mấy chú bé đi bắc bếp thổi cơm.

Gợi ý:

  • Trên nương, mỗi người một việc. Người lớn thì đánh trâu ra cày. Các bà mẹ cúi lom khom tra ngô. Các cụ già nhặt cỏ, đốt lá. Mấy chú bé đi bắc bếp thổi cơm.
  • Học xong bài này, các em cần nắm:
    • Ôn tập về so sánh và dấu chấm
    • Thêm hiểu biết về phép so sánh, dấu chấm.
  • Các em có thể tham khảo thêm bài học Tập đọc: Thư gửi bà để chuẩn bị cho bài học tiếp theo được tốt hơn.

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 3

Lớp 3 - Năm thứ ba ở cấp tiểu học, áp lực hoc tập dần hình thành nhưng vẫn tuổi ăn, tuổi chơi nên các em cân đối học và chơi hợp lý nhé.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK