Sinh học 11 Bài 25: Thực hành: Hướng động

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Chuẩn bị

Thí nghiệm

Hướng đất

Hướng sáng

Hướng nước

Hướng hoá

 

 

 

Chuẩn bị

Nguyên liệu

Hạt đậu đã nảy mầm.

Đất, bông.

Hạt đậu đã nảy mầm.

Đất, bìa giấy.

Hạt đậu đã nảy mầm.

Mạt mùn cưa.

Hạt đậu đã nảy mầm.

Đất.

Dụng cụ

Cốc trồng cây.

Dây buộc.

Ống nhựa đường kính 1→1,5cm, hoặc vỏ bút.

Cốc trồng cây.

Túi bóng màu đen.

Chai nước uống lavi (0,5l)

Khay lưới thép lỗ nhỏ hình chữ nhật

 

Dây buộc.

1 chai khoáng.

Hoá chất

Nước tưới.

Nước tưới.

Nước tưới.

Nước tưới.

Phân đạm NPK.

1.2. Các bước tiến hành và kết quả thí nghiệm

a. Thí nghiệm hướng đất

Thí nghiệm treo ngược cốc trồng cây

  • Đục 2 lỗ ở  tâm đáy cốc.
  • Dùng 1 sợi dây dây luồn qua 2 lỗ và buộc lại.
  • Cho đất vào cốc nén chặt.
  • Trồng vào giữa cốc 2-3 cây đậu đang nảy mầm.
  • Treo ngược cốc lên.

Thí nghiệm hướng đất

Thí nghiệm cho hạt nảy mầm trong ống

  • Cắt một đoạn ống dài 2cm.
  • Cuộn bông ướt quanh một hạt đậu đang nảy mầm và cho nằm ngang.
  • Cho vào giữa ống.
  • Để ống ở nơi ẩm

Thí nghiệm hướng đất

b.Thí nghiệm hướng sáng

  • Trồng 2-3 hạt đậu đang nảy mầm vào cốc đất và tưới ẩm.
  • Cắt 2 đầu, lấy phần giữa của chai lavi.
  • Cắt các miếng bìa thành 3-4 hình tròn có đường kính bằng chai nước uống lavi và khoét đi 1 góc.
  • Dùng băng dính đính các mảnh bìa vào bên trong lòng đoạn đoạn chai lavi với khoảng cách đều nhau và có lỗ khoét so le.
  • Dùng túi bóng đen cuộn tròn thành một cái bao vừa chai lavi không đáy.
  • Chụp đoạn chai lavi vào cốc trồng cây hạt đậu.
  • Chụp túi bóng đen vào.

Thí nghiệm hướng sáng

c.Thí nghiệm hướng nước

Thí nghiệm hướng nước

  • Trải một lớp giấy ăn vào trong khay.
  • Cho mùn cưa và dải đều.
  • Cho một số hạt đậu đang nảy mầm vào một phía của khay và tưới ẩm ở phía đối diện.
  • Treo khay nghiêng 1 góc 45o, sao cho phía các hạt đậu đang nảy mầm ở phía trên khay.

d.Thí nghiệm hướng hoá

  • Tạo cốc trồng cây:
    • Cắt lấy phần giữa của chai lavi.
    • Nắn, thiết kế thành một hình hộp chữ nhật dẹt, không có nắp (10x12x1cm)
  • Cho phân NPK vào trong một miếng túi bóng nhỏ, châm thủng nhiều lỗ.
  • Đặt túi phân NPK ở một góc của đáy cốc.
  • Cho đất đầy cốc.
  • Trồng một hạt đậu nảy mầm vào giữa hoặc ở phía đối diện so với phân NPK.
  • Tưới ẩm.

Thí nghiệm hướng hóa

2. Luyện tập Bài 25 Sinh học 11

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Phân biệt được các kiểu hướng động chính: Hướng đất, hướng sáng, hướng nước, hướng hóa.
  • Thực hiện thành công các tính hướng của thực vật ở vườn trường và ở nhà.

3. Hỏi đáp Bài 25 Chương 2 Sinh học 11

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK