Sinh học 11 Bài 26: Cảm ứng ở động vật

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Khái niệm cảm ứng động vật

1.1.1. Ví dụ

Khi trời lạnh, mèo xù lông, co mạch máu và nằm co mình lại…

1.1.2. Khái niệm

  • Cảm ứng động vật là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích đó
  • Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh gọi là phản xạ.
    • Phản xạ là phản ứng của cơ thể thông qua hệ thần kinh trả lời lại kích thích bên ngoài hoặc bên trong cơ thể.
  • Phản xạ thực hiện được nhờ cung phản xạ, cung phản xạ bao gồm:
    • Bộ phận tiếp nhận kích thích (thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm)
    • Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin để quyết định hình thức và mức độ phản ứng (Hệ thần kinh).
    • Bộ phận thực hiện phản ứng (cơ, tuyến).

Cung phản xạ

Cung phản xạ

1.2. Cảm ứng ở các nhóm động vật có tổ chức thần kinh khác nhau

1.2.1. Cảm ứng ở động vật chưa có hệ thần kinh (Động vật đơn bào)

  • Đối tượng: ĐV đơn bào như amip, trùng roi, trùng giày.
  • Hình thức: Phản ứng co rút toàn bộ cơ thể hoặc co rút chất nguyên sinh.

Cảm ứng ở ĐV chưa có hệ thần kinh

Trùng roi di chuyển về phía ánh sáng, amip di chuyển đến nơi không có ánh sáng

1.2.2. Cảm ứng ở ĐV có hệ thần kinh dạng lưới.

  • Đối tượng: ĐV thuộc ngành ruột khoang như thủy tức, sứa…Cơ thể có đối xứng toả tròn.
  • Cấu tạo: các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau qua các sợi TK, tạo thành mạng lưới thần kinh. Các TBTK liên hệ với các tế bào cảm giác và tế bào biểu mô cơ.
  • Hình thức phản ứng: Khi bị kích thích thì toàn bộ cơ thể phản ứng bằng cách co mình lại.

Cảm ứng ở thủy tức

Cảm ứng ở thủy tức

1.2.3. Cảm ứng ở ĐV có HTK dạng chuỗi hạch

  • Đối tượng: ĐV có cơ thể đối xứng hai bên: giun dẹp, giun tròn, chân khớp.
  • Cấu tạo: Các tế bào TK tập trung lại thành các hạch, các hạch nối với nhau bằng các dây TK tạo ra dạng chuỗi hạch (riêng ở chân khớp có não - hạch TK đầu lớn hơn các hạch còn lại)
  • Hình thức phản ứng Mỗi hạch thần kinh điều khiển hoạt động của một vùng xác định. Phản ứng lại kích thích theo nguyên tắc phản xạ.

2. Luyện tập Bài 26 Sinh học 11

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Trình bày được khái niệm về cảm ứng ở động vật.
  • Trình bày được quá trình tiến hoá về hình thức cảm ứng của động vật

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Sinh học 11 Bài 26 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

2.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Sinh học 11 Bài 26 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 6 trang 65 SBT Sinh học 11

Bài tập 7 trang 65 SBT Sinh học 11

Bài tập 8 trang 65 SBT Sinh học 11

Bài tập 9 trang 65 SBT Sinh học 11

Bài tập 10 trang 66 SBT Sinh học 11

Bài tập 11 trang 66 SBT Sinh học 11

Bài tập 12 trang 66 SBT Sinh học 11

Bài tập 1 trang 104 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 2 trang 104 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 3 trang 104 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 4 trang 104 SGK Sinh học 11 NC

Bài tập 1 trang 56 SBT Sinh học 11

3. Hỏi đáp Bài 26 Chương 2 Sinh học 11

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Sinh học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK