Công nghệ 11 Bài 30: Hệ thống khởi động

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Nhiệm vụ và phân loại

1.1.1. Nhiệm vụ

  • Hệ thống khởi động có nhiệm vụ làm quay trục khuỷu của động cơ đến một tốc độ nhất định để khởi động cơ tự nổ máy được.

  • Ví dụ:

    • Động cơ xăng n = 30 ⇒ 50 vòng/phút.

    • Động cơ Điezen n= 150 ⇒ 200 vòng/phút.

1.1.2. Phân loại:

a. Hệ thống khởi động bằng tay

  • Dùng sức người để khởi động động cơ (dùng tay quay, dây hoặc bàn đạp)

  • Thường dùng trong các  động cơ có công suất nhỏ 

  • Ví dụ: máy cày, công nông, máy bơm nước cỡ nhỏ ..v..v..

  • Ưu điểm: cấu tạo đơn giản

  • Nhược điểm: tốn nhiều sức  lực của con người, không an toàn cho người vận hành 

                   

  Quay máy bơm nước                                                      Xe công nông

b. Hệ thống khởi động bằng động cơ điện

  • Dùng động cơ điện một chiều để khởi động động cơ

  • Thường dùng trong các động cơ có công suất nhỏ và trung bình.

  • Ví dụ: ô tô, xe máy, máy kéo...v.v...

  • Ưu điểm: dễ khởi động, an toàn, sử dụng nguồn một chiều không phụ thuộc vào nguồn xoay chiều, thuận tiện cho bất cứ đâu.

  • Nhược điểm: cấu tạo phức tạp, dễ hỏng phần điện.

                       

c. Hệ thống khởi động bằng động cơ phụ

  • Dùng động cơ xăng cỡ nhỏ để khởi động động cơ chính

  • Thường dùng để khởi động các động cơ điezen cỡ trung bình.

  • Ví dụ: máy xúc, máy ủi, máy kéo .....

  • Ưu điểm: khởi động rất chắc chắn, số lần khởi động không hạn chế

  • Nhược điểm: cấu tạo, sử dụng phức tạp, phải bảo dưỡng cả 2 động cơ.

               

Máy xúc                                                Máy kéo

d. Hệ thống khởi động bằng khí nén

  • Đưa khí nén vào các xilanh để làm quay trục khuỷu

  • Thường dùng trong các động cơ điezen cỡ trung bình và cỡ lớn

  • Ví dụ: tàu thủy..... 

  • Ưu điểm: khởi động chắc chắn, thời gian có thể kéo dài

  • Nhược điểm: cấu tạo phức tạp, cồng kềnh 

Tàu thủy

1.2. Hệ thống khởi động bằng động cơ điện

1.2.1. Cấu tạo

Sơ đồ cấu tạo các bộ phận chính của hệ thống khởi động bằng động cơ điện

  • Hệ thống gồm 4 bộ phận chính:

    • Nguồn điện 1 chiều: Acquy

    • Bộ phận điều khiển gồm: Là cơ cấu dùng để điều khiển hoạt động của máy khởi động điện bao gồm: Rơ le, thanh kéo 4 nối cứng với lõi thép 3 và nối với khớp cần gạt 5. Đầu dưới của cần gạt gài vào rãnh vòng của khớp truyền động 6.

    • Động cơ điện một chiều: Làm việc nhờ dòng một chiều của acquy. Đầu trục roto 7 của động cơ có cấu tạo then hoa để lắp khớp với moay-ơ của khớp truyền  động 6. 

    • Bộ phận truyền động (khớp truyền động 6): Là khớp truyền động 6 có đặc điểm chỉ  truyền động một chiều từ động cơ điện tới bánh đà.

1.2.2. Nguyên lí làm việc 

  • TH1: Khi động cơ chưa khởi động

    • Khi chưa đóng công tắc khởi động, lò xo 2 đẩy lõi thép 3 và thanh kéo 4 sang phải, đầu dưới cần gạt 5 kéo khớp 6 sang trái để vành răng của khớp 6 tách khỏi vành răng của bánh đà 8.

  • TH2: Khi khởi động động cơ

    • Khi khởi động động cơ đốt trong, đóng khóa khởi động, rơ le của bộ phận điều khiển sẽ hút lõi thép 3 sang trái qua cần gạt 5, khớp truyền động 6 được dẩy sang phải để vành răng của  nó ăn khớp với  vành răng của bánh đà 8.

  • TH3: Khi động cơ đã làm việc 

    • Khi động cơ đã làm việc, tắt khóa khởi động để ngắt dòng điện vào cuộn dây rơ le của bộ phận điều khiển và ngắt vào động cơ 1, lò xo 2 dãn ra đưa các chi tiết của bộ phận điều khiển và truyền động trở về vị trí ban đầu.

  • Chú ý:

    • Khi khởi động nên bấm công tắc 1 vài lần để đảm bảo độ bền cho hệ thống.

    • Cần chú ý thường xuyên bảo dưỡng ắc qui và chổi than của động cơ điện để đảm bảo hệ thống hoạt động được tốt.

    • Khớp truyền động là khớp 1 chiều vì vậy nó chỉ truyền động từ động cơ điện sang vành răng của bánh đà < Như líp xe đạp > Nhằm bảo vệ động cơ điện.

Bài 1

Trình bày nhiệm vụ của hệ thống khởi động.

Hướng dẫn giải

  • Nhiệm vụ:

    • Khi quay trục khuỷu động cơ đến vận tốc nhất định động cơ sẽ tự nổ được.

    • Khi động cơ đã hoạt động thì không cần HTKĐ nữa vì tốc độ của động cơ và hệ thống không bằng nhau.

Bài 2

Trình bày nguyên lí làm việc của hệ thống khởi động bằng động cơ điện.

Hướng dẫn giải

  • Khi khởi động động cơ đốt trong, đóng khoá khới động, rơle của bộ phận điều khiển sẽ hút lõi thép 3 sang trái, qua cần gạt 5, khớp truyền động 6 được đấy sang phải đê vành răng của nó ăn khớp với vành răng của bánh đà 8. Đổng thời khi đó động cơ điện 1 cũng được đóng điện, momen quay của nó sẽ được truyền qua khớp 6 để làm quay bánh đà của động cơ đốt trong.
  • Khi động cơ đốt trong đã làm việc, tắt khoá khơi động để ngắt dòng điện vào cuộn dây rơle của bộ phận điều khiển và ngắt dòng điện vào động cơ 1, lò xo 2 dãn ra đưa các chi tiết của bộ phận điểu khiến và truyền động trở vể vị trí ban đầu.

3. Luyện tập Bài 30 Công Nghệ 11 

Như tên tiêu đề của bài Hệ thống khởi động​​​​​​​​​, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

  • Cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống khởi động.

  • Đọc được sơ đồ khối của hệ thống khởi động.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 11 Bài 30 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online 

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 11 Bài 30 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 130 SGK Công nghệ 11

Bài tập 2 trang 130 SGK Công nghệ 11

Bài tập 3 trang 130 SGK Công nghệ 11

4. Hỏi đáp Bài 30 Chương 6 Công Nghệ 11

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công Nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Công nghệ (tiếng Anh: technology) là sự phát minh, sự thay đổi, việc sử dụng, và kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống, và phương pháp tổ chức, nhằm giải quyết một vấn đề, cải tiến một giải pháp đã tồn tại, đạt một mục đích, hay thực hiện một chức năng cụ thể đòi hỏi hàm lượng chất xám cao. Công nghệ ảnh hưởng đáng kể lên khả năng kiểm soát và thích nghi của con người cũng như của những động vật khác vào môi trường tự nhiên của mình.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK