Cơ cấu trục khuỷu thanh truyền chia làm 3 nhóm chi tiết chính. Nhóm pit-tông, nhóm thanh truyền, nhóm trục khuỷu.
Khi động cơ làm việc pit-tông chuyển động tịnh tiến trong xilanh, trục khuỷu quay tròn, còn thanh truyền là chi tiết truyền lực giữa pit-tông và trục khuỷu.
Pit-tông có nhiệm vụ cùng với xilanh, nắp máy tạo thành không gian làm việc, nhận lực đẩy của khí cháy rồi truyền lực cho thục khuỷu để sinh công và nhận lực từ trục khuỷu để thực hiện các quá trình nạp, nén, cháy–dãn nở và thải khí.
a, Đỉnh pit-tông: có 3 dạng: đỉnh lồi, đỉnh bằng, đỉnh lõm.
Đỉnh bằng:
Kết cấu đơn giản
Diện tích chịu nhiệt nhỏ
Thường dùng trong động cơ Điezen buồng cháy xoáy lốc
Đỉnh lồi
Mỏng, nhẹ, sức bền lớn.
Diện tích chịu nhiệt lớn.
Động cơ xăng 4 kỳ và 2 kỳ xupap treo.
Đỉnh lõm
Tạo xoáy lốc nhẹ.
Sức bền kém, diện tích chịu nhiệt > đỉnh bằng.
Động cơ xăng và Điezen.
b, Đầu pit-tông:
Có nhiệm vụ bao kín buồng cháy.
Đầu pit-tông có các rãnh để lắp xecmăng khí và xecmăng dầu, xecmăng dầu được lắp ở phía dưới.
Xec-măng khí ngăn không cho khí trên buồng cháy lọt xuống cate.
Xec-măng dầu ngăn không cho dầu bôi trơn từ cate lọt vào buồng cháy.
Cấu tạo của xecmăng khí và xecmăng dầu
c, Thân pit-tông:
Thân pit-tông có nhiệm vụ dẫn hướng cho pit-tông chuyển động trong xilanh.
Trên thân pit-tông có khoan lỗ để lắp chốt pit-tông liên kết với thanh truyền
Thanh truyền là chi tiết truyền lực giữa pit-tông và trục khuỷu.
Thanh truyền được chia làm 3 phần: đầu nhỏ, thân và đầu to.
Đầu nhỏ thanh truyền để lắp vơi chốt pit-tông, có dạng hình trụ.
Đầu to thanh truyền để lắp với chốt khuỷu, có thể làm liền khối hoặc làm 2 nửa và dùng bu lông ghép lại với nhau.
Bên trong đầu to và đầu nhỏ có lắp bạc lót để dảm ma sát và chống mài mòn.
Trục khuỷu có nhiệm vụ nhận lực từ thanh truyền tạo ra mô men quay để kéo máy công tác, ngoài ra trục khuỷu còn dẫn động cho tất cả các cơ cấu hệ thống để động cơ hoạt động.
Cấu tạo trục khuỷu gồm :
Cổ khuỷu lắp trên ổ đỡ trên thân máy và là trục quay của trục khuỷu.
Chốt khuỷu lắp đầu to thanh truyền. Cổ khuỷu, chốt khuỷu có dạng hình trụ.
Má khuỷu nối chốt khuỷu và cổ khuỷu, trên má khuỷu còn có đối trọng.
Đuôi trục khuỷu lắp vớ bánh đà
Trục khuỷu động cơ bốn xi lanh
1. Đầu trục khuỷu
2. Chốt khuỷu
3. Cổ khuỷu
4. Má khuỷu
5. Đối trọng
6. Đuôi trục khuỷu
Tại sao ở đầu nhỏ và đầu to thanh truyền cần phải lắp bạc lót hoặc ổ bi?
Giảm ma sát giữa các chi tiết khi động cơ làm việc.
Dễ dàng tháo lắp, thay thế khi sửa chữa.
Tại sao không làm pit-tông vừa khít với xilanh để không phải sử dụng xecmăng ?
Không thể được vì cần độ dãn nở của kim loại.
Nếu không có bạc xecmăng thì khi nguội có thể nổ máy được nhưng khi máy nóng thì pittông sẽ giãn nở và làm bó máy.
Bạc xecmăng cũng cần có độ hở vài gem.Và nhất là cũng cần phải có những lỗ nhỏ cho nhớt đi qua.
Nêu nhiệm vụ của pit-tông, thanh truyền và trục khuỷu.
Nhiệm vụ của Piston:
Tạo ra không gian làm việc.
Nhận và truyền lực
Nhiệm vụ của thanh truyền: truyền lực giữa piston và trục khuỷu.
Nhiệm vụ của trục khuỷu:
Nhận lực từ thanh truyền tạo moment để quay máy công tác.
Dẫn động các cơ cấu và hệ thống của động cơ
Như tên tiêu đề của bài Cơ cấu trục khủy thanh truyền, sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:
Biết được nhiệm vụ và cấu tạo của các chi tiết chính trong cơ cấu trục khuỷu thanh truyền.
Đọc được sơ đồ cấu tạo của piston, thanh truyền và trục khuỷu
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Công nghệ 11 Bài 23 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
Câu 2- Câu 5: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Công nghệ 11 Bài 23 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 109 SGK Công nghệ 11
Bài tập 2 trang 109 SGK Công nghệ 11
Bài tập 3 trang 109 SGK Công nghệ 11
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Công Nghệ HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
Công nghệ (tiếng Anh: technology) là sự phát minh, sự thay đổi, việc sử dụng, và kiến thức về các công cụ, máy móc, kỹ thuật, kỹ năng nghề nghiệp, hệ thống, và phương pháp tổ chức, nhằm giải quyết một vấn đề, cải tiến một giải pháp đã tồn tại, đạt một mục đích, hay thực hiện một chức năng cụ thể đòi hỏi hàm lượng chất xám cao. Công nghệ ảnh hưởng đáng kể lên khả năng kiểm soát và thích nghi của con người cũng như của những động vật khác vào môi trường tự nhiên của mình.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK