Biên bản - Ngữ văn 9

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Đặc điểm của biên bản

Đọc văn bản 1 và văn bản 2 trong SGK trang 123 - 124 và trả lời các câu hỏi

Văn bản 1

TRƯỜNG THCS KẾT ĐOÀN

  ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH

BIÊN BẢN SINH HOẠT CHI ĐỘI

Tuần: 6

Khai mạc lúc 10 giờ, ngày 7 tháng 10 năm 2005.

Thành phần tham dự: 43 bạn đội viên chi đội 9D.

Đại biểu: Trần Thị Thanh Hà - Liên đội trưởng.

Chủ toạ: Lê Thành Sơn.

Thư ký: Phan Thị Thuỳ Linh.

NỘI DUNG SINH HOẠT

(1) Bạn Lê Thành Sơn thay mặt Ban chỉ huy đội đánh giá hoạt động của chi đội trong tuần qua.

- Về học tập:

Toàn chi đội học tập chăm chỉ.

Vẫn còn một số bạn nói chuyện riêng trong giờ học môn Tiếng Anh, môn Địa lí.

- Về nề nếp, vệ sinh môi trường:

Vẫn còn hiện tượng không mặc đồng phục, ăn mặc chưa chỉnh tề.

(2) Ý kiến của các bạn tham dự họp:

- Phê bình một số bạn cán sự lớp chưa nghiêm túc trong sinh hoạt.

- Cần chăm chỉ học tập để chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam .

(3) Phát biểu của đại biểu Trần Thị Thanh Hà:

- Biểu dương sự cố gắng của chi đội 9D.

- Tán thành ý kiến tổ chức tháng thi đua học tập chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam.

(4) Bạn Lê Thành Sơn phổ biến công tác Độituần tới.

Buổi sinh hoạt chi đội kết thúc vào hội 10 giờ 15 phút.

         Chủ toạ                                                                   Thư kí

   Lê Thành Sơn                                                        Phan Thị Thuỳ Linh

 

Văn bản 2

BỘ CÔNG AN                                                                                     CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

CÔNG AN TP. Hà Nội                                                                                      Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

Số : .....BB/TLTV, PT

 

 

 

BIÊN BẢN

TRẢ LẠI GIẤY TỜ, TANG VẬT, PHƯƠNG TIỆN

VI PHẠM HÀNH CHÍNH  CHO CHỦ SỞ HỮU, NGƯỜI QUẢN LÍ

HOẶC NGƯỜI SỬ DỤNG HỢP PHÁP

- Căn cứ điều 46, Điều 57, Điều 61 Pháp lệnh xử lí vi phạm hành chính ngày 02/07/2002;

- Căn cứ quyết định/ Biên bản số: .......ngày.....tháng.....năm......do:

Ông (bà) : .........

Chức vụ : ........

kí về việc : ......

Hôm nay, hồi....giờ....phút, ngày....tháng...năm....

Tại: .......

Tôi: ...........                                  Cấp bậc:..................               Chức vụ: .......

Đơn vị công tác: ........

- Tiến hành lập biên bản trả lại giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cho ông (bà) hoặc tổ chức: ............. là: ........

Giấy tờ, tang vật, phương tiện.

Nơi cư trú (hoặc địa chỉ): ............

Nghề nghiệp (hoặc lĩnh vực hoạt động): ......

- Giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được trả lại bao gồm:

TT Tên tang vật, phương tiện vi phạm hành chính Số lượng Đặc điểm, chủng loại, số hiệu, nhãn hiệu, kí hiệu, số đăng kí (nếu có), xuất xứ, tình trạng Ghi chú
  ... ... ... ...

Biên bản được lập thành hai bản có nội dung và giá trị như nhau. Một bản đựơc giao cho cá nhân, đại diện tổ chức vi phạm và một bản lưu hồ sơ. Ông bà (hoặc tổ chức) có tên trên đã nhận đủ số giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính nêu trên.

Biên bản lập xong hồi....giờ....phút cùng ngày, đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe công nhận đúng và cùng kí tên dưới đây.

Người vi phạm                                                                          Người lập biên bản

(Hoặc đại diện tổ chức vi phạm)                                                (Kí và ghi rõ họ tên)

(Kí và ghi rõ họ tên)

 

Biên bản ghi lại những sự việc gì? (mục đích)

  • Biên bản 1 ghi diễn biến của cuộc họp.
  • Biên bản 2 ghi lại buổi công an trả phương tiện giao thông cho chủ sở hữu.

Biên bản cần phải đạt những yêu cầu gì về nội dung và hình thức?

  • Biên bản phải bảo đảm tính trung thực, chính xác, đầy đủ, khách quan; nội dung ngắn gọn, hình  thức rõ ràng.
  • Số liệu, sự kiện phải chính xác, cụ thể.
  • Thủ tục chặt chẽ.

Văn bản một là biên bản hội nghị, văn bản hai là biên bản sự vụ. Em hãy kể tên một số loại biên bản thường gặp trong thực tế.

  • Biên bản đại hội Chi Đội.
  • Biên bản họp lớp.
  • Biên bản về việc vi phạm luật lệ giao thông.
  • Biên bản kiêm kê thư viện.
  • Biên bản bàn giao công tác.

1.2. Cách viết biên bản

Phần mở đầu của biên bản gồm những mục gì? Tên của biên bản được viết như thế nào?

Phần mở đầu có Quốc hiệu, tiêu ngữ.

  • Tên biên bản viết hoa.
  • Thời gian, địa điểm.
  • Thành phần tham gia, chức trách của từng người.

Phần nội dung của biên bản gồm những mục gì?

  • Diễn biến và kết quả của sự việc.
  • Cần trình bày ngắn gọn, đầy đủ, chính xác.

Phần kết thúc

  • Thời gian kết thúc, họ tên và chữ kí các thành viên tham gia.
  • Chữ kí thể hiện tư cách pháp nhân của những người có trách nhiệm lập biên bản.

2. Soạn bài Biên bản

Để hiểu được mục đích, yêu cầu nội dung và cách viết biên bản, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Biên bản.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK