“Hiền tài là nguyên khí quốc gia” là một tác phẩm tiêu biểu được Thân Nhân Trung soạn vào năm 1484 đời Hồng Đức. Cho đến tận ngày nay, giá trị giáo dục mà tác phẩm mang lại vẫn luôn vẹn nguyên như ngày đầu. Tham khảo ngay bài văn mẫu phân tích Hiền tài là nguyên khí quốc gia dưới đây để hiểu rõ hơn về những bài học mà tác phẩm truyền đạt đến người đọc.
Phân tích hiền tài là nguyên khí quốc gia
Thân Nhân Trung là một vị quan triều đức độ, tài năng và là một người nhà giáo mẫu mực của thời đại. Trong cuộc đời sự nghiệp của mình, ông đã để lại vô vàn tác phẩm giá trị làm vang bóng nền văn học nghệ thuật nước nhà. Trong đó, “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” là một đoạn trích từ “Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Bảo Đại thứ ba” được ông soạn vào năm 1484.
Xem thêm:
Dàn ý nghị luận hiền tài là nguyên khí quốc gia
Bài nghị luận hiền tài là nguyên khí quốc gia
Tác phẩm này viết về việc lập bia đá để khích lệ hiền tài quốc gia. Ở đời Lê Thánh Tông, việc tổ chức thi cử ba năm một lần được coi là một bước tiến quan trọng đối với hành trình tìm kiếm và phát triển nhân tài. Tuy nhiên, việc lập bia đá lại được thực hiện chậm hơn. Trong đoạn trích “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” có bao gồm hai phần. Ở phần đầu tiên, tác giả đã tập trung trình bày vai trò to lớn của hiền tài đối với việc xây dựng và phát triển quốc gia: kẻ sĩ chính là hiền tài.
Chính vì hiểu thấu kẻ sĩ là hiền tài, nên nhà nước đã quan tâm đến vấn đề kén chọn kẻ sĩ, quý trọng kẻ sĩ với những ân huệ lớn, bao gồm khoa danh “đề cao bằng tước trật” hay đãi tiệc… Tuy nhiên, đây đều là những biện pháp chỉ mang giá trị tức thời. Vì thế, việc lập bia đá đề danh sẽ có giá trị lâu dài, góp phần khích lệ, cổ vũ nhân tài khi khắc tên tuổi họ vào bia đá để lưu danh với hậu thế về sau.
Đồng thời, khi tên tuổi được khắc vào bia đá, kẻ sĩ sẽ có ý thức gắng lòng và luôn dốc sức phụ trợ đất nước để xứng đáng với tên tuổi lưu danh muôn đời. Trong Nho giáo, đây chính là một chủ trương khích lệ tính tự giác rất hiệu quả. Ở phần này, tác giả đã lập luận với lập trường của một nhà lãnh đạo, từ đó khẳng định tầm quan trọng của việc bồi dưỡng, kén chọn nhân tài: đây là việc làm của các vị thánh đế, minh vương.
Bài văn mẫu phân tích tác phẩm hiền tài là nguyên khí quốc gia
Những biện pháp dùng để khuyến khích và trọng đãi hiền tài đã phần nào phản ánh chính sách tích cực cùng sự bồi dưỡng đúng đắn của nhà nước đối với nhân tài. Ở đoạn văn này, tác giả đã ca ngợi triều đại Lê Thánh Tông. Đồng thời, ông cũng gửi gắm đến thế hệ mai sau một thông điệp, một lời khuyên mang giá trị vĩnh hằng “người lãnh đạo hãy biết chăm lo, trân trọng người tài”.
Tác giả đã tiến hành phân tích quy luật tâm lý của kẻ sĩ khi được khắc tên trên bia đá. Đầu tiên, việc khắc tên trên bia đá sẽ giúp kẻ sĩ “trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua”. Thứ hai, kẻ sĩ vốn sống cảnh nghèo hèn, nên khi được tôn vinh sẽ ra sức báo đáp mà không ngại ngần. Cuối cùng là, những người đỗ đạt khi thấy tên mình trên bia đá thì sẽ không thể làm nên điều ác được, bởi “lòng thiện tràn đầy, ý xấu bị ngăn chặn”.
Trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, nhiều nhân sĩ, trí thức được đào tạo tại nước ngoài đã bỏ cuộc sống vinh hoa đằng sau lưng để trở về góp sức cho sự nghiệp của nước nhà chỉ vì cảm phục sự hy sinh cao cả, lớn lao của Bác Hồ. Không thiếu những tấm gương sáng sẵn sàng cống hiến sức mình cho Tổ quốc. Đó là kỹ sư Trần Đại Nghĩa - người chế tạo nên nhiều loại vũ khí cho quân ta chiến đấu, là bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ Đặng Văn Ngữ… cùng đội ngũ của mình đã dày công nghiên cứu để chế tạo nên các loại thuốc tốt phục vụ cho công tác chữa trị các binh sĩ trên chiến trường.
Đó là những tấm gương sáng, biểu trưng cho các bậc hiền tài của nước nhà. Họ sẵn sàng hi sinh bản thân, một lòng một dạ đi theo tiếng gọi của đất nước, đóng góp sức mình vào quyền lợi chung của cộng đồng. Vì thế, họ chính là người đóng vai trò quan trọng đối với sự hưng thịnh hay suy vong của đất nước.
Nhưng, “hiền tài” liệu có tự nhiên mà có, tự nhiên mà xuất hiện, để rồi tự nhiên mà góp sức cho đất nước? Ngoài thiên khiếu bẩm sinh, người có tài cần phải được phát hiện và giáo dục đúng đắn từ sớm. Như thế, họ mới có thể có những nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của bản thân với xã hội. Đồng thời, việc rèn luyện đạo đức, nuôi trong mình những lý tưởng cao đẹp cùng lòng tương thân, tương ái cũng là những yếu tố quan trọng mà một bậc “hiền tài” phải có.
Ngày xưa, Khổng giáo có quan niệm rằng, trong việc giáo dục con người, phải lấy đức làm gốc, lấy tài là phần ngọn. Quan niệm ấy cũng được Nguyễn Trãi coi trọng khi luôn đặt đức lên trên chữ tài “Tài thì kém đức một vài phân”. Với đại thi hào Nguyễn Du, là “chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”. Quan niệm đúng đắn ấy còn được Bác Hồ tâm đắc và khuyên bảo với thế hệ học sinh “Có tài mà không có đức là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Và mãi cho đến tận hôm nay, đó vẫn là một quan niệm đúng đắn và được đặt lên hàng đầu bởi bao thế hệ tương lai.
Vậy thì, muốn là “hiền tài”, tất yếu phải là người có đức. Trước đây, đức chính là lòng trung quân, ái quốc trong chế độ phong kiến. Một bậc “hiền tài” chắc chắn không thể quên đi bốn chữ đó và những mưu cầu cho cá nhân cũng không thể tác động hay ảnh hướng đến lý tưởng cao đẹp hàng đầu đó: giúp vua, giúp nước. Như vậy, hiền tài chính là những tấm gương quả cảm, sẵn sàng tận trung với nước, tận hiếu với dân nếu xét theo chuẩn mực xưa.
Hiền tài là nguyên khí quốc gia của Thân Nhân Trung
Những bậc hiền tài tận trung với nước với dân đã ghi danh sử sách, làm rạng danh nước nhà cả một thời đại. Đó là Mạc Đĩnh Chi - người đã tỏ rõ chí khí hiên ngang của người quân tử bằng tài ứng đối linh hoạt của mình với vua quan nhà Minh. Hay là Giang Văn Minh, tấm gương sáng sẵn sàng hi sinh mình để bảo vệ danh dự nhà vua và bờ cõi nước Nam, xứng đáng là sứ thần nước Đại Việt.
Trải qua bao biến cố bởi lịch sử mấy nghìn năm đã tạo nên nhiều giai đoạn thăng trầm cho đất nước ta. Dẫu có những lúc thăng hoa, nhưng cũng không thiếu đi giai đoạn suy thoái, bi thương. Vận mệnh của một đất nước đều đặt lên vai các bậc “hiền tài”, nhưng với nhiều lý do, đã có lúc họ chẳng thể đảm đương nổi trách nhiệm mà tổ quốc giao phó. An Dương Vương vì chủ quan, ỷ lại nỏ thần mà khiến cho đất nước rơi vào cảnh lầm than. Hay Lê Chiêu Tống và Trần Ích Tắc vì ham danh lợi mà bán tài cho quân xâm lược.
Điều quan trọng nhất chính là, một “hiền tài” chắc chắn phải thực sự có tài. Như thế, họ mới có thể sáng suốt giúp vua đưa ra những chính sách cai trị đất nước tốt nhất.
Lịch sử đã ghi danh bao vị hiền tài góp sức mình cho nước nhà. Đó là Trần Quốc Tuấn, Hưng Đạo Vương đã góp phần lớn trong việc đem đến chiến công lẫy lừng của quân dân nhà Trần trong ba lần đánh thắng quân Mông - Nguyên. Là Nguyễn Trãi với tài quân sư, ngoại giao vượt bậc đã giúp Lê Lợi đem lại chiến thắng vang dội trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Đặc biệt, không thể không kể đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi gắn liền tên tuổi của mình với hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ đau thương và oanh liệt nhất của dân tộc.
Họ là những người đem lại sự vẻ vang cho sử sách dân tộc, là tấm gương sáng đáng tự hào, là người khiến cho kẻ thù chỉ cần nghe tên cũng phải hoảng sợ, nghiêng mình kính phục.
Ngày nay, người hiền tài được hiểu là người tốt, có khả năng đặc biệt và nổi trội trong một lĩnh vực nào đó. Họ là những người mang ý chí bền bỉ, sẵn sàng vượt qua khó khăn để thành đạt, là những doanh nhân có tâm, có tài, có khả năng đóng góp những lợi ích to lớn cho đất nước, là những nhà khoa học đem lại nhiều công trình hữu ích, là những vị lãnh đạo mang tư tưởng tiến bộ, đổi mới để tạo nên các chính sách phù hợp, góp phần thúc đẩy đất nước phát triển. Tất cả sẽ tập hợp lại, để rồi tạo nên “nguyên khí quốc gia”.
Bài mẫu phân tích về Hiền tài là nguyên khí quốc gia
Nếu như ngày xưa, các triều đại phong kiến đều quan tâm đến việc tuyển chọn nhân tài để phò trợ cho đất nước, thì ngày nay, Đảng và nhà nước ta cũng đã có những chính sách nhằm bồi dưỡng, khuyến khích và trọng dụng nhân tài. Người hiền tài luôn có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự sinh tồn, thịnh vong của đất nước. Chính vì thấu hiểu điều đó, nên dù ở thời đại nào, thì người lãnh đạo vẫn luôn tập trung vào việc tạo điều kiện tốt nhất để “hiền tài” có thể phát triển chính mình, sau đó góp sức vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Hiền tài không tự nhiên sinh ra. Ngoài có tài, họ còn chịu những tác động từ môi trường, truyền thống. Chính vì thế, cần phải có những chính sách nhằm phát hiện, giáo dục và bồi dưỡng nghiêm túc để họ thực sự trở thành “hiền tài” của đất nước.
Nhân tài không nhiều, nhưng lại không hề hiếm hoi. Đặc biệt, để có được “hiền tài”, nhà nước cần phải có những chính sách đào tạo, những cách sử dụng đúng cách cùng chính sách đãi ngộ phù hợp. Điều đó sẽ giúp người tài cảm nhận được sự quan tâm và được trân trọng, tạo điều kiện để họ được phát triển tài năng và cống hiến hết mình cho sự nghiệp phát triển của đất nước.
Đó là bài phân tích Hiền tài là nguyên khí quốc gia mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích và đem lại những cảm nhận sâu sắc nhất cho bạn về tác phẩm này!
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK