"Hiền tài là nguyên khí của quốc gia" của Thân Nhân Trung

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.            Cuộc đời và sự nghiệp
-              Thân Nhân Trung (1418 - 1499) là người làng Yên Minh, huyện Yên Dũng (Bắc Ninh), ông đỗ tiến sT năm 1469, nổi tiếng giỏi văn chương, từng được vua Lê Thánh Tông phong là Tao Đàn phó đô nguyên suý của hội Tao Đàn, một hội văn chương lớn nhất thời Lê.
2.            Hoàn cảnh ra đời của "Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm tuất, niên hiệu Đại bảo thứ ba"
-              Từ năm 1439, triều Lê đặt ra lệ xướng danh, treo bảng, ban mũ áo, cấp ngựa, ăn yến và vinh quy bái tổ cho những người đỗ đạt cao nhằm khuyến khích nhân tài, phát triển giáo dục.
-              Nồm 1484 thời Hồng Đức, Thân Nhân Trung đã soạn Bài kí đề danh tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Báo thứ ba và được cho khắc trên bia tiến sĩ để ở Văn Miếu (Hà Nội), qua đó nhắc lại tầm quan trọng của người trí thức trong xã hội và ý nghĩa lớn lao của việc vinh danh người đỗ đạt cao trong xã hội qua bia đá Văn Miếu.
3.            Nội hàm của “hiền tài” và “nguyên khí”
-Theo quan niệm thời phong kiến, khái niệm hiền tài là chi người tài cao, học rộng và có đạo đức. cỏn khái niệm nguyên khi là chỉ khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của sự vật.
-              Như vậy, khi nói như vậy tác giả đã khẳng định tầm quan trọng có lính cốt tử của tri thức và người trí thức trong xã hội. Bởi vì, người tài cao, học rộng là “khí chất” ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của quốc gia, xã hội.
-              Hiền tài có vai trò, vị trí quan trọng đối với đất nước
-              Hiền tài là cơ sở quan trọng làm nên “nguyên khí”, "mệnh mạch” cho sự tồn vong và phát triển của một dân tộc ("nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh,., nguyên khí suy thì thế nước yếu").
-              Hiền tài có quan hệ lớn đến sự thịnh suy của đất nước (“các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn sỉ phu, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên”, "ban ân rất lớn mà vẫn chưa đủ”).
4.            Nguyên nhân nhà nước cần phải khắc bia ghi tên tiến sĩ
-              Nhà nước đã từng hết sức quý chuộng hiền tài, làm đến mức cao nhất để khuyến khích, phát triển nhân tài như: đề cao danh tiếng, ban chức tước, cấp bậc, ghi tên ở bảng vàng, ban yến tiệc (“cho khoa danh, đề cao bằng tước trật”, “ban ân rất lớn", “nêu tên ở tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long hổ, bày tiệc Văn hỉ”).
-              Thê nhưng, những việc đã làm ấy vẫn còn chưa xứng với vai trò, vị trí của hiền tài.
-              Vì vậy, cần khắc bia để lưu danh sử sách, đồng thời lấy đó gương để người tài trong thiên hạ noi theo, còn kẻ ác lấy đó làm răn.
5.            Ý nghĩa, tác dụng của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ đối với đương thời và các thế hệ sau
-              Khuyến khích nhân tài “khiến cho kẻ sĩ trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyện danh tiết, gắng sức giúp vua”.
-              Noi gương hiền tài: "tự trọng tấm thân mà ra sức báo đáp, đem văn học, chính sự ra tô điểm cho cảnh trị bình, lòng thiện tràn đầy, người thiện theo đó mà gắng, rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu”.
-              Ngăn ngừa điều ác: "ý xấu bị ngăn chặn, kẻ ác lấy đó làm răn”.
-              Từ đó làm cho đất nước hưng thịnh, bền vững lâu dài, từ đó "dẫn việc dĩ vãng, chỉ lối tương lai, vừa để rèn giũa danh tiếng cho sĩ phu, vừa để cùng cô mệnh mạnh cho nhà nước”.
6.            Thực tế của việc khắc bia ghi tên tiến sĩ trong lịch sử
-              Trong thực tế lịch sir, các triều đại và nhà nước đã duy trì thực hiện việc làm có ý nghĩa này:
Dời Lê Thánh Tông đã khắc văn bia tiến sĩ ở Văn Miếu, hết mực coi trọng hiền tài, phát huy nhân tài nên nên trở thành triều đại hoàng kim nhất nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam.
-              Các triều đại kẽ tiếp trong lịch sử vẫn tiếp tục công việc này một cách nghiêm túc.
-              Gần dây, Nhà nước Việt Nam đã tổ chức nhiều lễ vinh danh cho người đạt thứ hạng cao nhất trong các kỳ thi quan trọng của quốc gia tại Văn Miếu.
7.            Bài học lịch sử được rút ra từ việc khắc bia ghi tên tiến sĩ
-              Thời nào thì "hiền tài cũng là nguyên khí của quốc gia”, phải biết quý trọng nhân tài.
-              Hiền tài có mối quan hệ sòng còn đối với thịnh suy của đất nước.
-              Nhà nước Việt Nam đã có quan điểm: giáo dục là quốc sách, và đã có nhiều chính sách để trọng dụng nhân tài. Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời cũng từng có quan niệm: một dân tộc dốt là một dân tộc yếu.
8.            Mặt trái của việc ghi danh tiến sĩ trên bia
-              Việc trọng dụng nhân tài, ghi danh tiến sĩ trên bia đá là việc hết sức cần thiết, nhưng cần có quan niệm đúng đắn, tránh đề cao quá sức một cách hình thức để dẫn đến việc háo danh, chạy theo bằng cấp ("chuộng văn suông, ham tiếng hão”).
-              Chúng ta đặc biệt chú trọng chất lượng giáo dục và thi cử nghiêm túc, tránh việc đánh giá nhầm lẫn người hiền tài và kẻ không thực tài, khiến tác dụng công việc trên bị giảm sút, coi trọng thực học.
9.          Sơ đồ kết cấu của bài văn bia
Vai trò quan trọng của hiền tài
Khuyến khích hiền tài
Việc đã làm         
Việc tiếp tục làm: Khắc bia tiến sĩ

Xem thêm >>> Giới thiệu văn bia "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia"

Trên đây là những gì mà tổng hợp và sưu tầm được gửi đến bạn, mong rằng bài viết sẽ giúp ích nhiều cho bạn. Chúc bạn học tập tốt <3

Bạn có biết?

Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.

Nguồn : timviec365.vn

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK