1. Cuộc đời và sự nghiệp
- Đỗ Phủ (712 - 770) tự là Tử Mĩ, quê ở tỉnh Hà Nam. Ông xuất thân trong một gia đình có truyền thống thơ ca lâu đời.
- Đường quan cử của ông khá lận đận. Mãi tới khi hơn bốn mươi tuổi mới được giữ một chức quan nhỏ trông coi kho vũ khí nhưng chỉ vài năm sau đã bị biếm chức, rồi phải đi lánh nạn, chạy loạn,... phiêu bạt tha hương.
- Là một thi nhân nghèo, cả cuộc đời Đỗ Phủ sống trong túng bần, cuối cùng chết vì bệnh tật trong một con thuyền rách trên dòng sông Tương.
- Do sống trong cảnh bần hàn, Đỗ Phủ thấu hiểu nỗi khổ của nhân dân nên thơ ông mang tính hiện thực sâu sắc. 1459 thi phẩm ông để lại với tài thơ trác việt đã khiến người đời phong ông là "Thi thánh".
2. Xuất xứ của bài thơ
- Bài thơ được Đỗ Phủ sáng tác năm 766 khi ông đang ở Quỳ Châu, đất ba Thục cũ, nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên.
- Lúc này loạn An sử đã được dẹp yên nhưng đất nước Trung Quốc thì ngày càng kiệt quệ do hậu quả của chiến tranh và biên giới thì luôn bị ngoại bang dòm ngó.
- Miền Ba Thục núi non hiểm trở lại xa cách quê hương Hà Nam của Đỗ Phủ hàng mấy ngàn dặm đường. Bản thân Đỗ Phủ thì không thể về quê nên tâm trạng u buồn là âm hưởng chung của thơ ông giai đoạn này.
- Thu hứng gồm tám bài. Bài được chọn giảng là bài thơ đầu tiên và được xem là cương lĩnh của chùm thơ.
3. Bố cục
- Bài thơ có thể chia làm hai phần:
+ Bốn câu đầu: miêu tả cảnh mùa thu qua cái nhìn của con người nhớ quê hương, lo cho đất nước.
+ Bốn câu sau: thể hiện nỗi lòng của Đỗ Phủ khi ngắm thu về nơi đất khách.
- Cách chia này không giống với cách chia bố cục bấy lâu ở ta. Người ta thường chia bài thơ theo bố cục đề (hai câu đầu), thực (hai câu 3, 4), luận (hai câu 5, 6) và kết (hai câu 7, 8)
- Cách chia bố cục hai phần là dựa vào nội dung cụ thể của bài thơ.
4. Bức tranh mùa thu qua những chi tiết, hình ảnh:
a) Bức tranh mùa thu
-Sương thu, rừng phong mùa thu.
- Núi mùa thu (hoi thu hiu hắt)
- Dòng sông thu
- Mày thu, cửa ải mùa thu
- Khóm cúc, con thuyền mùa thu
- Quang cảnh may áo rét vào mùa thu
- Âm thanh của mùa thu
b) Nhận xét
- Bức tranh thu bao quát một không gian rộng lớn:
+ Về thiên nhiên: . Trẽn mặt đất có núi, sông, rừng cây
. Trên bầu trời có sương, máy
+ Về khung cảnh sinh hoạt của con người: Cửa ải, khóm cúc, con thuyền, cảnh may cáo rét, tiếng chày đập áo.
- Bao quát một thời gian rộng: “khóm cúc nở hoa hai lần” - tín hiệu chỉ thời gian hai năm, nhưng cũng có thể hiểu đấy là dạng thời gian phiếm chỉ, dùng để chỉ khoảng thời gian dài.
5. Các giác quan được nhà thơ huy động để miêu tả bức tranh thu
- Thị giác: thấy núi, rừng cây, cửa ải...
- Thính giác: nghe tiếng dao, thước, tiếng chày đập áo...
- Qua sự vận động của các giác quan đã có sự chuyển dịch của bức tranh thu:
+ Chuyển dịch từ xa đến gần: sương trắng, rừng phong, núi Vu, dòng sông, cửa ải, khóm cúc, con thuyền, tiếng rộn ràng may áo rét, tiếng chày.
+ Bức tranh thu da phần tồn tại trong thế động’, sóng vọt, mây sà, âm thanh của sự sống...
+ Sự vận động của không gian được quy tụ lại ở “tấm lòng nhớ nơi vườn cũ” rồi tiếp tục trải ra khi nhà thơ lắng nghe âm thanh rộn ràng của cuộc sống.
6. Hình ảnh thu được dựng qua sắc thái tâm trạng:
- Tâm trạng buồn lo của nhà thơ, bao gồm các cấp độ: xót xa cho bản thân, buồn nhớ quê hương và lo âu cho đất nước.
- Tâm trạng đó đã in hình lên cả bức tranh thu khiến mỗi hình ảnh đều quy tụ vào cảm xúc buồn lo đó.
- Cụ thể:
+ rừng phong tiêu điều
+ núi Vu hiu hắt
+ mây xà, mặt đất âm u...
- Cảm nhận của nhà thơ về không gian thu không chỉ là u buồn mà còn là không gian vận động theo kiểu nối kết lại với nhau nuốt chửng lấy con người:
+ Rừng phong, núi chìm trong sương như kết thành khói.
+ Sông dậy sóng "vọt lên tận lưng ười”.
+ Trên trời mây "sà xuống giáp mặt đất”.
- Trước khi con người bị buộc chặt tấm lòng bởi con thuyền nơi vườn cũ thì đã bị vây phủ trong bầu không khí cô liêu, u ám vùng biên ải, đồi núi cheo leo, hiểm trở.
7. Các gam màu của bức tranh thu
- Màu trắng của sương.
- Màu đỏ thẩm (hoặc vàng) của rừng phong.
- Màu xám của núi
- Màu trắng đục của sóng sông
- Màu trắng của cúc (cúc còn có màu vàng, nhưng ở đây có lẽ là màu trắng vì màu trắng mới gợi sự liên tưởng từ cánh hoa đến những giọt nước mắt)
- Mùa thu bao giờ cũng mang sắc màu tượng trưng của nó. Bài thơ chi có tám câu mà đã có đến sáu câu chú ý màu sắc. Câu thứ sáu, nhà thơ vẽ nên hình khối “con thuyền". Hai câu còn lại thì ưu tiên cho âm thanh. Như thế, xét về sự tương quan giữa màu sắc và âm thanh thì màu sắc lấn át và diễn biến của bài thơ là đi từ màu sắc, hình khối qua tâm trạng đến âm thanh.
8. Hai câu thơ hay nhất của bài thơ
- Hai cậu hay nhất của bài thơ là câu 5,6.
- Hai câu này trực tiếp nói lên tâm trạng u buồn của Đỗ Phủ.
- Hình ảnh thơ và cấu trúc câu thơ rất đặc biệt:
+ Nếu bốn câu thơ đầu, tình ý nhà thơ ẩn sâu trong cảnh thì hai câu này tình cảm đã lộ rõ:
“Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ Cô chu nhất hệ cố viên tâm”.
"Khóm cúc tuôn thêm dòng lệ cũ Con thuyền buộc chặt mối tình nhà”
- Hai câu thơ dịch đã rất hay nhưng chưa chuyển tải hết ý của nguyên bản câu thơ “Tùng cúc lưỡng khai tha nhật lệ” có nghĩa: Khóm cúc nở hoa hai lần (làm) tuồn rơi nước mắt ngày trước. Giữa hai vế “Khóm cúc nở hoa hai lần’’ và
"rơi nước mát ngày trước” không có chủ ngữ. Thông thường, đây là lối ẩn chữ ngữ (chú thế - cái tôi của nhà thơ) rất phổ biến trong thơ Đường. Đổ Phủ củng sử dụng nguyên tắc này. Nhờ thế, nó tạo nên sự hên tưởng độc đáo: nước mắt đó là nước mắt thi nhân khi nhìn thấy khóm cúc nở thêm một lần nữa mà nhớ quê nhà và cũng có thể nước mắt ấy là của khóm cúc: những cành hoa cúc tựa những giọt nước mắt.
- Dẫu có là nước mát của hoa cúc hay nước mắt của Đỗ Phủ thì tứ thơ khóm cúc - nước mắt ngày cũ vẫn cứ trang trọng, buồn trong vẻ đẹp tinh khiết, cao cả mà chưa bao giờ và mãi mãi sẽ không bao giờ trên đàn thi ca của nhân loại có thể xuất hiện lần thứ hai. Vĩnh viễn vẻ đẹp đó thuộc về Đỗ Phủ.
- Ở câu thơ sau, bản dịch thơ không chuyển tải được ý “con thuyền lẻ loi". Hình ảnh con thuyền lẻ loi gợi liên tưởng về sự cô đơn của thi nhân nhưng đồng thời nó cũng là phương tiện duy nhất để chuyển tải nỗi lòng thi nhân về quê cũ.
- Hai câu thơ này có hai cụm từ đối: lưỡng khai (hai lần nở) và nhất hệ (một sự ràng buộc) có thể hiểu là một mối ràng buộc duy nhất là tình quê hương. Lấy tình cảm con người để neo đậu thời gian là cách biến một cái vô hình thành hữu hình, cái trừu tượng thành cụ thể. Nhờ thê mảnh vườn xưa trở thành đích đến của cuộc đời, là nẻo đi về của con thuyền cô đơn của tâm hồn thi sĩ.
9. Âm thanh ở hai câu thơ cuối
- Bài thơ kết bằng âm thanh rộn ràng. Có hai kiểu âm thanh: âm thanh của dao thước và âm thanh của tiếng chày đập áo.
- Tư thế của người ngồi nghe là ở trên thành cao, nơi âm thanh vang đến "dốn dập”.
- Các âm thanh đó không làm cho bài thơ vui hơn mà càng làm cho nỗi nhớ quê thêm da diết.
- Thêm vào đó, cảnh may áo rét gợi lên các chiến sĩ nơi sa trường. Trong thơ Đường, áo rét được gửi đến cho những người lính trấn thủ nơi biên ải. Không phải ngẫu nhiên mà ngay câu thứ tư nhà thơ đã nhắc đến hình ảnh "cửa ải”: “Trên cửa ải, mây sà xuống giáp mặt đất âm u”.
- Từ âm thanh này, tâm trạng nhà thơ chuyển từ nỗi u buồn bản thân đến nỗi lo âu thời cuộc: biên giới vẫn chưa yên. Tấm lòng của Đỗ Phủ cuối cùng cũng hướng về nhân dàn, đất nước.
10. Giá trị tư tưởng, thẩm mĩ của bài thơ
- Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh “đối cảnh sinh tình”. Cảnh vật được gợi lên qua hình khối, màu sắc và âm thanh. Bất cứ cảnh vật nào cũng hàm chứa
trong nó dấu hiệu của mùa thu lúc ban chiều, đồng thời cũng mang đậ.n cảm xúc của tác giá.
- Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết, nỗi lòng đau đáu với quê nhà, với thân phận đau thương của bản thân nơi đất khách. Dẫu thế, nét niềm cá nhân ấy không ngăn được những suy tư hướng về đất nước của tân hòn bậc Thánh Thi.
Xem thêm >>> Cảnh và tình trong tác phẩm "Cảm xúc mùa thu" của Đỗ Phủ
Thường xuyên truy cập .com để liên tục cập nhật các bài viết mới và hay nhất nhé! Chúc các bạn học tập tốt <3
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK