Phiên âm:
Dịch nghĩa:
Dịch thơ:
-Đỗ Phủ sinh năm 712, mất năm 770, tự là Tử Mĩ
-Quê quán: huyện Củng, tỉnh Hà Nam
-Ông xuất thân trong một gia đình có truyền thống Nho học và thơ ca lâu đời. Ông sống trong nghèo khổ và chết trong bệnh tật
-Sự nghiệp sáng tác: Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực vĩ đại của Trung Quốc, thơ Đỗ Phủ hiện còn khoảng 1500 bài
-Nội dung thơ Đỗ Phủ: phản ánh hiện thực và bày tỏ cảm xúc, thái độ, tâm trạng đau khổ trước hiện thực đời sống của nhân dân trong chiến tranh, trong nạn đói chan chứa tình yêu nước và tinh thần nhân đạo.
-Phong cách thơ Đỗ Phủ: điêu luyện, trầm uất, nghẹn ngào
1.Hoàn cảnh ra đời:
Bài thơ được sáng tác năm 766, khi nhà thơ đang ở Quỳ Châu. Đỗ Phủ sáng tác chùm “Thu hứng” gồm 8 bài thơ, trong đó cảm xúc mùa thu là bài thơ thứ nhất.
2.Bố cục (2 phần)
-Phần 1 (4 câu đầu): Cảnh mùa thu
-Phần 2 (4 câu còn lại): Tình thu
3.Giá trị nội dung
Bài thơ vẽ nên bức tranh mùa thu hiu hắt, mang đặc trưng của núi rừng, sông nước Quỳ Châu. Đồng thời, bài thơ còn là bức tranh tâm trạng buồn lo của nhà thơ trong cảnh loạn li: nỗi lo cho đất nước, nỗi buồn nhớ quê hương và nỗi ngậm ngùi, xót xa cho thân phận mình.
4.Giá trị nghệ thuật
-Tứ thơ trầm lắng, u uất
-Lời thơ buồn, thấm đẫm tâm trạng, câu chữ tinh luyện
-Bút pháp đối lập, tả cảnh ngụ tình
-Ngôn ngữ ước lệ nhiều tầng ý nghĩa.
I.Mở bài
-Giới thiệu về tác giả Đỗ Phủ: Đỗ Phủ là nhà thơ hiện thực vĩ đại của Trung Quốc với những vần thơ phản ánh hiện thực và bày tỏ cảm xúc, thái độ, tâm trạng đau khổ trước hiện thực đời sống của nhân dân trong chiến tranh, trong nạn đói chan chứa tình yêu nước và tinh thần nhân đạo.
-Giới thiệu về bài thơ “Cảm xúc mùa thu”: Cảm xúc màu thu là bài thơ đầu tiên trong chòm 8 bài thơ “Thu hứng” của Đỗ Phủ thể hiện nỗi lòng của nhà thơ với quê hương, đất nước.
II.Thân bài
1.Bốn câu thơ đầu: Cảnh thu
a)Hai câu đề:
-Hình ảnh thơ cổ điển, là những hình ảnh được dùng để miêu tả mùa thu ở Trung Quốc: “ngọc lộ”, “phong thụ lâm”
+Ngọc lộ: Miêu tả hạt sương móc trắng xóa, dầy đặc làm tiêu điều, hoang vu cả một rừng phong.
+Phong thụ lâm: hình ảnh được dùng để miêu tả mùa thu
-“Vu sơn Vu giáp”: tên những địa danh nổi tiếng ở vùng Quỳ Châu, Trung Quốc, vào mùa thu, khí trời âm u, mù mịt.
-“Khí tiêu sâm”: hơi thu hiu hắt, ảm đạm
→Bức tranh thu ở vùng rừng núi lạnh lẽo, xơ xác, tiêu điều, hiu hắt.
b)Hai câu thực
-Hướng nhìn của bức tranh của nhà thơ di chuyển từ vùng rừng núi xuống lòng sông và bao quát theo chiều rộng.
-Hình ảnh đối lập, phóng đại: sóng – vọt lên tận trời (thấp – cao), mây – sa sầm xuống mặt đất (cao – thấp), qua đó không gian được mở rộng ra nhiều chiều:
+Chiều cao: sóng vọt lên lưng trời, mây sa sầm xuống mặt đất
+Chiều sâu: sâu thẳm
+Chiều xa: cửa ải
→Không gian hoành tráng, mĩ lệ
⇒Bốn câu thơ vẽ nên bức tranh mùa thu xơ xác, tiêu điều, hoành tráng, dữ dội.
⇒Tâm trạng buồn lo và sự bất an của nhà thơ trước hiện thực tiêu điều, âm u
2.Bốn câu còn lại: Tình thu
a)Hai câu luận
-Hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng:
+Hoa cúc: hình ảnh ước lệ chỉ mùa thu
+Khóm cúc đã hai lần nở hoa: Có hai cách hiểu khóm cúc nở ra làm rơi giọt nước mắt, khóm cúc nở ra giọt nước mắt.
→Dù hiểu theo cách nào thì cũng giúp chúng ta thấy được tâm sự buồn của tác giả
+“Cô phàm”: là phương tiện đưa tác giả trở về “cố viên”, đồng thời gợi thân phận lẻ loi, cô đơn, trôi nổi của tác giả.
-Cách sử dụng từ ngữ độc đáo, hàm súc, cô đọng:
+“Lưỡng khai”: Nỗi buồn lưu cữu trải dài từ quá khứ đến hiện tại
+“ Nhất hệ”: Dây buộc thuyền cũng là sợi dây buộc mối tình nhà của tác giả.
+ “Cố viên tâm”: Tấm lòng hướng về quê cũ. Thân phận của kẻ tha hương, li hương luôn khiến lòng nhà thơ thắt lại vì nỗi nhớ quê
-Tác giả đã đồng nhất giữ tình và cảnh trong hai câu thơ
→Hai câu thơ diễn tả nỗi lòng da diết, dồn nén nỗi nhớ quê hương của tác giả.
b)Hai câu kết
-Hình ảnh:
+Mọi người nhộn nhịp may áo rét
+Giặt áo rét chuẩn bị cho mùa đông
-Âm thanh: tiếng chày đập vải
→Âm thanh báo hiệu mùa đông đến, đồng thời đó là âm thanh của tiếng lòng, diễn tả sự thổn thức, mong ngóng, chờ đợi ngày được trở về quê
⇒Bốn câu thơ diễn tả nỗi buồn của người xa quê, ngậm ngùi, mong ngóng ngày trở về quê hương.
III.Kết bài
-Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ: Bài thơ là nỗi lòng riêng tư của tác giả Đỗ Phủ nhưng cũng chan chứa tâm sự yêu nước, thương đời. Nghệ thuật thơ Đường được tác giả sử dụng đạt tới trình độ điêu luyện, mẫu mực.
-Mở rộng: Đề tài mùa thu và cảm xúc về quê hương là đề tài quen thuộc, thu hút ngòi bút của nhiều nhà thơ lớn.
Loạt bài Soạn văn lớp 10 (siêu ngắn) & Tác giả - Tác phẩm Văn 10 được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 10.
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK