Nung hỗn hợp gồm 5,6 gam sắt và 1,6 gam lưu huỳnh trong môi trường không có không khí. Sau phản ứng thu được hỗn hợp chất rắn A. Cho dung dịch HCl 1M phản ứng vừa đủ với A thu đuợc hỗn hợp khí B.
a) Hãy viết các phương trình hoá học.
b) Tính thể tích dung dịch HCl 1M đã tham gia phản ứng.
- Tính số mol của sắt và lưu huỳnh.
- Viết phương trình hóa học: Fe + S \( \xrightarrow[]{t^{0}}\) FeS
So sánh: nFe/1 và nS/1, tỉ số nào nhỏ hơn thì lượng chất được tính theo chất đó.
- Đặt số mol vào PTHH, tính toán theo PTHH.
Lời giải chi tiết
nFe = \( \frac{5,6}{56}\) = 0,1 mol; ns = \( \frac{1,6}{32}\) = 0,05 mol.
a) Phương trình hoá học: Fe + S \( \xrightarrow[]{t^{0}}\) FeS.
Do nFe/1=0,1 mol; nS/1=0,05 mol nên lượng chất tính theo S.
Fe + S \( \xrightarrow[]{t^{0}}\) FeS
Lúc ban đầu: 0,1 0,05 0 (mol)
Lúc phản ứng: 0,05 0,05 0,05
Sau phản ứng: 0,05 0 0,05
Chất rắn A gồm FeS và Fe dư + HCl
FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S
Phản ứng: 0,05 0,1 0,05 0,05 (mol)
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Phản ứng: 0,05 0,1 0,05 0,05 (mol).
Số mol HCl tham giá phản ứng = 0,1 + 0,1 = 0,2 mol.
Thể tích dung dịch HCl 1M dùng là: Vdd = \( \frac{n}{C_{M}}\) = \( \frac{0,2}{1}\) = 0,2 lít.
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK