Tóm tắt:
Bố cục:
- Phần 1 (từ đầu ... cửa sổ nhà mình) : Cảm nhận của Nhĩ về thiên nhiên.
- Phần 2 (còn lại) : Cảm nhận của Nhĩ về con người và cuộc sống.
Câu 1 (trang 107 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
- Hoàn cảnh nhân vật Nhĩ : thời trẻ đi nhiều, không sót một nơi nào trên Trái Đất, khi bệnh tật không đi được nữa anh mới phát hiện ra vẻ đẹp của bãi bồi bên kia sông, vẻ đẹp của người vợ cực nhọc.
→ Tác giả muốn nhắn nhủ mọi người: cuộc sống và số phận con người đầy bất thường, nghịch lí, nên biết trân trọng những giá trị tốt đẹp quanh mình.
Câu 2 (trang 107 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
- Những ngày cuối đời, Nhĩ đã thấy ngoài cửa sổ có vòm trời như cao hơn, bông hoa bằng lăng cuối mùa, sông Hồng màu đỏ nhạt, bãi bồi màu mỡ...
- Niềm khao khát của Nhĩ chính là đặt chân lên bãi bồi bên kia sông. Nhĩ khao khát như vậy vì anh chợt nhận ra mình đã bỏ quên những vẻ đẹp bình dị, gần gũi ngay quê mình, anh nuối tiếc về quãng đời của mình → Sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường mà con người hay bỏ quên.
Câu 3 (trang 108 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
Ngòi bút miêu tả tâm lí của Nguyễn Minh Châu rất tinh tế và thấm đượm tinh thần nhân đạo :
- Sự tinh tế: Những suy nghĩ của nhân vật Nhĩ về lẽ sống, về cuộc đời rất cụ thể và sâu sắc. Thiên nhiên qua con mắt của Nhĩ hiện ra thật đẹp (chùm bằng lăng, con sông Hồng màu đỏ nhạt,...).
- Tinh thần nhân đạo: đặt nhân vật vào cảnh hiểm nghèo làm bật lên khát vọng sống; vào những ngày cuối đời, Nhĩ vẫn luôn có gia đình là nơi nương tựa.
Câu 4 (trang 108 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
Những chi tiết miêu tả chân dung và cử chỉ của Nhĩ với vẻ khác thường ở đoạn cuối truyện Anh đang cố thu nhặt hết mọi sức lực... chứng tỏ Nhĩ đang lo lắng thúc giục cậu con trai sẽ làm lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày. Miêu tả đoạn này, nhà văn muốn thức tỉnh mọi người về cái vòng vèo mà chúng ta đang sa vào trên đường đời khó dứt khỏi để hướng tới những giá trị đích thực vốn giản dị, gần gũi.
Câu 5 (trang 108 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
Một số hình ảnh, chi tiết mang tính biểu tượng :
- Hình ảnh bãi bồi, bến sông, thiên nhiên ngoài khung cửa sổ ngoài ý nghĩa thực còn biểu tượng cho vẻ đẹp bình dị, gần gũi của quê hương.
- Những bông hoa bằng lăng cuối mùa màu sắc như đậm hơn, tiếng những tảng đất lở ở bờ sông bên này đổ ụp vào giấc ngủ của Nhĩ lúc gần sáng... gợi ra ý nghĩa sự sống của nhân vật Nhĩ đã ở vào những ngày cuối cùng.
- Đứa con trai ham chơi gợi suy nghĩ về sự chùng chình, vòng vèo của đường đời.
Câu 6 (trang 108 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
- Đoạn văn thể hiện tập trung chủ đề truyện là đoạn văn Nhĩ nhận ra đứa con trai ham chơi, quên cả việc bố nhờ “Thì ra thằng con trai của anh chỉ mới đi được đến ...không bao giờ giải thích hết”.
- Ý nghĩa đoạn : thể hiện một triết lí mà nhà văn muốn gửi gắm – con người khó tránh khỏi những điều vòng vèo, chùng chình, đồng thời thức tỉnh về những giá trị và vẻ đẹp đích thực của đời sống.
Câu 1 (trang 108 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên ở đoạn đầu: miêu tả thiên nhiên thể hiện tâm lí nhân vật. Những bông bằng lăng tuy mới nở nhưng màu sắc đã nhợt nhạt, “đã sắp lập thu” → mọi thứ đều mang vẻ buồn bã sắp tàn.
Câu 2 (trang 108 sgk Ngữ Văn 9 Tập 2):
Đó là đoạn văn nêu lên những suy nghĩ của nhân vật Nhĩ và đứa con trai. Thật ra Nhĩ chỉ bảo con đi một đoạn đường rất ngắn, nhưng đứa con lại đi vòng vèo. Từ đó Nhĩ cảm nhận sâu sắc hơn về con người và lẽ sống.
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK