Từ ấy - Tố Hữu - Ngữ văn 11

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

2.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả Tố Hữu

  • Tố Hữu (1920 - 2002), tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, sinh năm 1920 tại Thừa Thiên Huế.
  • Ông xuất thân trong một nhà nho nghèo, mồ côi mẹ năm 12 tuổi
  • Bước vào những năm thanh niên, ông tham gia vào phong trào đấu tranh cách mạng và trở thành người lãnh đạo chủ chốt của Đoàn thanh niên Dân chủ ở Huế, rồi được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.
  • Sự nghiệp thơ ca của ông gắn liền với sự nghiệp cách mạng. Thơ ông luôn gắn bó và phản ánh chân thực cuộc cách mạng đầy gian khổ, hi sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi vẻ vang của dân tộc.
  • Tố Hữu được đánh giá là "lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam hiện đại"

b. Hoàn cảnh sáng tác

  • Từ ấy” được sáng tác trong thời gian (1937-1946), là tập thơ đầu tay của Tố Hữu, là tiếng hát trong trẻo, phấn chấn, say mê của người thanh niên cộng sản. Tập thơ gồm 71 bài, chia làm 3 phần: “Máu lửa”(27 bài), “Xiềng xích”(30 bài) và “Giải phóng” (14 bài).
  • Bài thơ “Từ ấy” được trích từ phần một (Máu lửa) - một thi phẩm có ý nghĩa đặc biệt trong đời thơ Tố Hữu. (Ngày nhà thơ được đứng vào hàng ngũ những người cùng phấn đấu vì một lí tưởng cao đẹp là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời Tố Hữu. Ghi nhận những đáng nhớ ấy với những cảm xúc, suy tư sâu sắc. Tố Hữu viết "Từ ấy")

c.  Nhan đề “Từ ấy

  • Một nhan đề thật giàu ý nghĩa. “Từ  ấy”  là từ chỉ thời gian phiếm chỉ, xuất hiện khá nhiều trong thơ lãng mạn đương thời với ý nghĩa diễn tả phút giây của những rung động, xao xuyến hoặc những biến đổi khó quên trong cuộc đời. Với Tố Hữu, đó là thời điểm đặc biệt quan trọng trong cuộc đời, thời điểm nhà thơ trẻ, người thanh niên Quốc học Huế được đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Đông Dương, sự kiện này là một kỉ niệm đáng nhớ, tạo thành “cột mốc” trong cuộc đời và được nhà thơ đưa vào tứ thơ của bài.

2.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Khổ thơ đầu diễn tả niềm vui sướng, say mê của nhà thơ khi đón nhận lí tưởng của Đảng Cộng sản

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim”

  • Với giọng thơ trữ tình, đằm thắm, tha thiết, niềm vui đến với lí tưởng được diễn tả không trừu tượng mà trong những hình tượng đẹp và gợi cảm. 
  • Hình ảnh “nắng hạ” là hình ảnh ẩn dụ thể hiện, ca ngợi lí tưởng cộng sản như nguồn sáng bừng lên trong tâm hồn nhà thơ.
  • Câu thơ thứ hai với hình ảnh “Mặt trời chân lí” đã cho người đọc cảm nhận rõ ràng hơn về ân tình của nhà thơ đối với Đảng, với Cách mạng.
  • “Mặt trời chân lí chói qua tim” ⇒ nhấn mạnh lí tưởng mới không chỉ tác động về mặt nhận thức mà còn tác động về mặt tình cảm, tâm hồn và làm cho trái tim ấm nóng.
  • Nếu hai câu thơ trên gợi tả niềm vui sướng, say mê, nồng nhiệt của tác giả khi bắt gặp lí tưởng mới, thì hai câu tiếp theo là tâm trạng, là tâm hồn của tác giả sau khi tiếp nhận lí tưởng ấy. Tác giả tiếp tục sử dụng ẩn dụ và so sánh trực tiếp: “Hồn tôi là một vườn hoa lá - rất đậm hương và rộn tiếng chim”. Hai câu thơ với lối thơ vắt dòng quen thuộc của thơ mới lúc bấy giờ đã khẳng định tâm hồn nhà thơ như đang bừng dậy, dâng tràn sức sống như một vườn hoa lá đậm hương và rộn rã tiếng chim. Từ âm thanh, màu sắc, đến mùi vị đều toả ra sự hoà hợp, tràn trề và rộn rã.

b. Khổ thơ thứ hai đã thể hiện một chuyển biến mới trong nhận thức lẽ sống, trong sáng tạo thi ca

“Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”

  • Lẽ sống ở đây là nhận thức mối quan hệ giữa cá nhân, bản thân cái “tôi” của nhà thơ với mọi người, với nhân dân, quần chúng, đặc biệt là với những người lao động nghèo khổ. Đó là quan hệ đoàn kết gắn bó thân thiết, chặt chẽ để làm nên sức mạnh trong đấu tranh cách mạng. 
  • Từ “buộc” không có nghĩa là bắt buộc, miễn cưỡng mà tự ràng buộc, gắn bó và tự giác. “Để", “trang trải” là những động từ chỉ tác động có đối tượng, nhà thơ nguyện đem tất cả tình cảm hướng về con người ở khắp mọi nơi; tâm hồn nhà thơ trải rộng ra với cuộc đời, tạo ra khả năng đồng cảm sâu xa với từng con người cụ thể.
  • Hai dòng cuối khổ hai làm rõ thêm tình yêu thương con người của nhà thơ: “Để hồn tôi với bao hồn khổ/Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”. Ở đây, tình yêu thương con người không mang tính chung chung mà là tình cảm cụ thể, là sự quan tâm, gắn bó chân thành đối với quần chúng lao khổ.
  • Từ “với” diễn tả sự sát cánh, gắn bó giữa tác giả với những kiếp người trên. Mục đích cuối cùng của việc hướng về con người bất hạnhlà tạo nên khối đoàn kết, một sức mạnh cùng phấn đấu vì mục đích chung.
  • Hình ảnh ẩn dụ: “khối đời” gợi người đọc liên tưởng đến khối người đông đảo cùng cảnh ngộ đang chung sức, chung lòng với nhau. Tóm lại, nhà thơ hướng về cuộc đời, con người không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng tình cảm hữu ái giai cấp. Sự xuất hiện của từ “để” lặp lại ở đầu dòng khiến nhịp thơ đến đây trở nên dồn dập hơn.

c. Ở khổ thơ cuối tác giả tiếp tục cụ thể hoá ý thơ ở khổ hai

"Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm cù bất cù bơ…”

  • Khổ thơ ghi nhận những chuyển biến sâu sắc tình trong tình cảm của Tố Hữu đó là hướng về những con người bị áp bức, thiệt thòi.
  • Điệp từ "là” xuất hiện tạo cho lời của khổ thơ thành lời khẳng định chắc nịch về quyết tâm gắn bó với quần chúng lao khổ.
  • Nhà thơ khẳng định phải đến với những con người ấy và xác định rõ ràng vị thế của mình trong đại gia đình lớn ấy qua các cụm từ “là con”, “là em”, “là anh”- những danh xưng khẳng định tình cảm nhà thơ dành cho quần chúng bị áp bức là thứ tình thân yêu ruột thịt như thành viên trong gia đình, tình hữu ái giai cấp, không phải là loại tình cảm ban ơn, thương hại.
  • Tổng kết

    • Về nội dung

      • Từ ấy” là bài thơ ngợi ca lí tưởng lí tưởng cách mạng; diễn tả niềm vui sướng của một chàng trai đang băn khoăn, bế tắc với cuộc đời bỗng có luồng ánh sáng mới, tươi đẹp, mạnh mẽ chiếu rọi khắp tâm hồn. Để rồi từ ấy, ông đã bắt rễ vào cách mạng, vào đời sống cần lao của nhân dân; đi trong cuộc đấu tranh chung của dân tộc cho đến hết cuộc đời.
  • Về nghệ thuật

    • Từ ấy” là bài thơ có cấu trúc gọn, chỉ trong ba khổ thơ mà bộc lộ sâu sắc quan điểm tư tưởng cách mạng qua những hình ảnh thơ, những ngôn từ gợi cảm. 

Ví dụ

Đề: Nhận xét về vai trò to lớn của lí tưởng cộng sản với Tố Hữu thể hiện trong bài thơ.

Gợi ý làm bài

  • Vai trò to lớn của lí tưởng cộng Sản với Tố Hữu được thể hiện trong bài thơ:
    • Vai trò:
      • Mang lại niềm vui lớn:
        • Nhấn mạnh mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi nhà thơ được giác ngộ lí tưởng cách mạng; khẳng định ánh sáng chân lí được mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng, tình cảm
        • Làm tâm hồn Tố Hữu tràn đầy sức sống, niềm yêu đời và làm cho cuộc sống của ông có ý nghĩa hơn
      • Tạo ra bước trưởng thành vượt bậc về lẽ sống giúp nhà thơ có ý thức tự nguyện và quyết tâm vượt qua giới hạn của cái tôi cá nhân, sống chan hòa với mọi người, với cái ta chung để từ đó thực hiện lí tưởng giải phóng gia cấp, khẳng định mối liên hệ sâu sắc với quần chúng nhân dân.
      • Tạo ra sự chuyển biến sâu sắc về tình cảm: Từ những nhận thức sâu sắc về lẽ sống mới, nhà thơ tự xác định mình là thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ, thể hiện ân tình đầy thắm thiết ruột thịt với họ.
    • Nhận xét:
      • Tố Hữu còn là một nhà thơ nên vẻ đẹp và sức sống mới của tâm hồn do lí tưởng cộng sản mang lại cũng là vẻ đẹp và sức sống mới của hồn thơ. Cách mạng không đối lập với nghệ thuật, trái lại đã khơi dậy một sức sống mới, đem lại một cảm hứng sáng tạo mới cho hồn thơ.
      • Sự vận động của tâm trạng nhà thơ đã thể hiện sinh động bằng những hình ảnh tươi sáng, giàu ý nghĩa tượng trưng; ngôn ngữ gợi cảm, giọng thơ sản khoái, nhịp điệu thơ hăm hở khiến nó gây ấn tượng mạnh hơn với người đọc.

4. Soạn bài Từ ấy

Bài thơTừ ấy bộc lộ niềm say mê náo nức khi đón nhận lí tưởng Đảng của tác giả. Đồng thời thể hiện tâm nguyện của nhà thơ khi giác ngộ Cách Mạng và hướng về Cách Mạng. Để cảm nhận sâu sắc hơn về những điều này, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây: Bài soạn Từ ấy.

5. Một số bài văn mẫu về Từ ấy

Bài thơ "Từ ấy" - Tố Hữu được viết năm 1938, bài thơ là tiếng lòng của một người cách mạng trên con đường đi tìm lẽ sống thì gặp được ánh sáng của Đảng, của Bác. Bài thơ còn thể hiện niềm vui, niềm hạnh phúc dâng trào và sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của chính tác giả. Để nắm vững kiến thức cũng như dễ dàng viết hoàn chỉnh bài văn về tác phẩm này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

[vanmau]

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK