Trang chủ Lớp 10 Ngữ văn Lớp 10 SGK Cũ Tuần 14 Ngữ Văn 10 Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (Tiếp theo) - Ngữ văn 10

Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (Tiếp theo) - Ngữ văn 10

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt

a. Tính cụ thể

  • Ngôn ngữ sinh hoạt có tính cụ thể. Trong đoạn hội thoại đã dẫn, tính cụ thể biểu hiện ở các mặt sau đây:
    • Có địa điểm và thời gian cụ thể
    • Có người nói cụ thể
    • Có người nghe cụ thể
    • Có đích lời nói cụ thể
    • Có cách diễn đạt cụ thể qua việc dùng từ ngữ

→ Dấu hiệu đặc trưng nhất của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là tính cụ thể: cụ thể về hoàn cảnh, về con người và cách nói năng, từ ngữ diễn đạt

b. Tính cảm xúc

  • Ngôn ngữ sinh hoạt có tính cảm xúc, trong đoạn hội thoại đã dẫn, tính cảm xúc biểu hiện ở các mặt sau đây:
    • Mỗi người nói, mỗi lời nói đều biểu hiện thái độ, tình cảm qua giọng điệu:
      • Giọng thân mật trong thông tin, kêu gọi, thúc giục
      • Giọng thân mật, yêu thương qua lời khuyên bảo của người mẹ
      • Giọng thân mật trong sự trách móc, trong so sánh
      • Giọng quát nạt bực bội của ông hàng xóm
      • Những từ ngữ có  tính khẩu ngữ thể hiện cảm xúc rõ rệt như: gì mà, gớm, lạch bà lạch bạch, chết thôi...
      • Những kiểu câu giàu sắc thái cảm xúc (câu cảm thán, câu cầu khiến), những lời gọi đáp, trách mắng...

→ Dấu hiệu đặc trưng thứ hai của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt là tính cảm xúc. Không có một lời nói nào nói ra lại không mang tính cảm xúc

  • Lưu ý:
    • Tính cảm xúc gắn liền với ngữ điệu
    • Tính cảm xúc còn thể hiện ở những hành vi kèm lời như vẻ mặt, cử chỉ, điệu bộ. Vì vậy, ngôn ngữ hội thoại gắn với các phương tiện giao tiếp đa kênh
    • Người tiếp nhận nhờ những yếu tố cảm xúc mà hiểu nhanh hơn, cụ thể hơn những gì được nói ra.

c. Tính cá thể

  • Trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, ngoài giọng nói thì cách dùng từ ngữ, cách lựa chọn kiểu câu của mỗi người cũng thể hiện tính cá thể: mỗi người thường vó vốn từ ngữ ưa dùng riêng, có những cách nói riêng,... 
  • Qua giọng nói, qua từ ngữ và cách nói quen dùng, ta có thể biết được lời nói của ai, thậm chí đoán biết được tuổi tác, giới tính, cá tính, địa phương của họ
  • Lời nói là vẻ mặt thứ hai, diện mạo thứ hai của con người để phân biệt người này với người khác, người quen hay kẻ lạ, thậm chí người tốt với người xấu

2. Soạn bài Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (Tiếp theo)

Để nắm được một số đặc trưng tiêu biểu của ngôn ngữ sinh hoạt, các em có thể tham khảo thêm 

bài soạn Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt (Tiếp theo).

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK