Trang chủ Lớp 9 Ngữ văn Lớp 9 SGK Cũ Bài 20 Ngữ Văn 9 Các thành phần biệt lập (tiếp theo) - Ngữ văn 9

Các thành phần biệt lập (tiếp theo) - Ngữ văn 9

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Thành phần gọi - đáp

Đọc các câu sau đây (trích từ truyện ngắn Làng của Kim Lân) và trả lời câu hỏi.

a. Trong những từ ngữ in đậm trên đây, từ ngữ nào được dùng để gọi, từ ngữ nào được dùng để đáp?

  • Trong các từ ngữ in đậm ở phần trích, từ này dùng để gọi, cụm từ thưa ông dùng để đáp.

b. Những từ ngữ dùng để gọi người khác hay đáp lời người khác có tham gia diễn đạt nghĩa sự việc của câu hay không? 

  • Những từ ngữ dùng để gọi người khác hay đáp lời gọi của người khác không nằm trong sự việc được diễn đạt của câu.

c. Trong những từ ngữ in đậm đó, từ ngữ nào được dùng để lạo lập cuộc thoại, từ ngữ nào được dùng để duy trì cuộc thoại đang diễn ra?

  • Trong những từ ngữ in đậm, từ này dùng để thiết lập quan hệ giao tiếp (mở đầu sự giao tiếp), cụm từ thưa ông có tác dụng duy trì sự giao tiếp.

1.2. Thành phần phụ chú

Đọc các câu sau đây, chú ý các từ ngữ in đậm và trả lời câu hỏi. 

a. Lúc đi, đứa con gái đầu lòng của anh - và cũng là đứa con duy nhất của anh, chưa đầy một tuổi.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà) 

b) Lão khônghiểu tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi cũng buồn lắm. 

(Nam Cao)

Nếu lược bỏ các từ ngữ in đậm. nghĩa sự việc của mỗi câu trên có thay đổi không? Vì sao? 

  • Khi bỏ qua các lừ ngữ in đậm, nghĩa sự việc của các câu nêu trên vần không thay đổi. Bởi vì nó không phải là một bộ phận thuộc cấu trúc cú pháp của câu, nó chỉ có tác dụng bổ sung một số chi tiết cho nội dung chính của câu. 

Ở câu (a), các từ ngữ in đậm được thêm vào để chú thích cho cụm từ nào? 

  • Những từ ngữ in đậm ở câu (a) chú thích them cho cụm từ "đứa con gái đầu lòng". 

Trong câu (b), cụm chủ - vị in đậm chú thích điều gì? 

  • Cụm chủ - vị ở câu (b) "tôi nghĩ vậy" ý giải thích thêm rằng điều "lão không hiểu tôi" chưa hẳn đã đúng, nhưng tôi cho đó là lí do làm cho "tôi cũng buồn lắm".

1.3. Ghi nhớ 

  • Thành phần gọi đáp và thành phần phụ chú là những thành phần biệt lập.
  • Thành phần gọi đáp được dùng để tạo lập hoặc để duy trì quan hệ giao tiếp.
  • Thành phần phụ chú được dùng để bổ sung cho một số chi tiết chính của câu.

2. Soạn bài Các thành phần biệt lập (tiếp theo)

Để nắm được công dụng và các thành phần biệt lập gọi đáp, phụ chú, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Các thành phần biệt lập (tiếp theo).

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK