Trang chủ Lớp 9 Ngữ văn Lớp 9 SGK Cũ Bài 20 Ngữ Văn 9 Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới - Ngữ văn 9

Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới - Ngữ văn 9

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu chung

a. Tác giả Vũ Khoan

  • Tên khai sinh là Vũ Khoan.
  • Quê quán: ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.
  • Cuộc đời:
    • Là nhà hoạt động chính trị,  nhiều năm là thứ trưởng Bộ Ngoại giao.

    • Là thứ trưởng Bộ Thương mại, Phó Thủ tướng chính phủ.

b. Tác phẩm

  • Bài viết đăng trên tạp chí Tia sáng năm 2001, in trong tập Một góc nhìn của trí thức.

c. Bố cục

Bài văn được chia là 3 nội dung chính.

  • Sự chuẩn bị của bản thân con người.

  • Bối cảnh thế giới hiện nay và mục tiêu, nhiệm vụ của đất nước ta.

  • Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam.

1.2. Đọc - hiểu văn bản

a. Sự chuẩn bị bản thân con người để bước vào thế kỉ mới

  • Con người là động lực phát triển của lịch sử.
  • Trong thời kì nền kinh tế tri thức phát triển → con người giữ vai trò quan trọng.

b. Bối cảnh thế giới hiện nay và những mục tiêu nhiệm vụ của đất nước

  • Bối cảnh thế giới:
    • Khoa học công nghệ phát triển như huyền thoại,  sự giao thoa, hội nhập giữa các nền kinh tế ngày càng sâu rộng.
  • Nhiệm vụ của nước ta:
    • Thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
    • Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
    • Tiếp cận nền kinh tế tri thức.

c. Những điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam

  • Thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành.
  • Cần cù, sáng tạo nhưng thiếu tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ lao động khẩn trương.

  • Có tinh thần đoàn kết, đùm bọc nhau trong kháng chiến chống ngoại xâm, nhưng thường đố kị trong làm ăn.

  • Thích ứng nhanh nhưng lại nhiều hạn chế trong thói quen và nếp nghĩ, kì thị trong kinh doanh, quen thói bao cấp, thói sùng ngoại, bài ngoại hoặc thói khôn vặt, ít giữ chữ tín.

⇒ Cách nêu điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam rất cụ thể, chính xác và sâu sắc.Điểm mạnh, điểm yếu luôn được đối chiếu với yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. Nêu điểm mạnh, điểm yếu của con người Việt Nam, tác giả đã tôn trọng sự thực, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, toàn diện, không thiên lệch một phía. Khẳng định và trân trọng những phẩm chất tốt đẹp, đồng thời cũng thẳng thắn chỉ ra những mặt yếu kém, không sa vào sự đề cao quá mức hay tự tị, miệt thị dân tộc.

d. Nghệ thuật nghị luận

  • Lập luận đối chiếu.
  • Sử dụng thành ngữ tục ngữ ý vị, sâu sắc, sinh động.
  • Lập luận thuyết phục vì cách nói thông thường, giản dị, trực tiếp, để hiểu, nêu dẫn chứng tiêu biểu, chính xác.
  • Tổng kết

    • Nội dung

      • Điểm mạnh, điểm yếu của người Việt Nam.

      • Để đưa đất nước đi lên, người Việt Nam đặc biệt là thế hệ trẻ cần nhìn rõ điểm mạnh, điểm yếu của mình và rèn luyện cho  mình những thói quen tốt.

    • Nghệ thuật

      • Lập luận chặt chẽ, ngôn ngữ giản dị đầy thuyết phục.
      • Cách nói giản dị, trực tiếp, dễ hiểu.

Ví dụ

Đề: Nêu tầm quan trọng của việc chuẩn bị hành trang cho thế kỉ mới?

Gợi ý làm bài

1. Mở bài 

  • Nêu tầm quan trọng của việc chuẩn bị hành trang cho thế kỉ mới? 
  • Chuẩn bị hành trang để bước vào thế kỉ mới giúp cho con người vững tin để đối đầu với bao gian nan và nguy hiểm đang rình rập mỗi ngày.

2. Thân bài

  • Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới là gì?
    • Hành trang bao gồm: Kiến thức, kinh nghiệm sống, kĩ năng và toàn bộ các bước đệm để con người nâng cao được trình độ cũng như đủ kĩ năng để bước vào cuộc sống của xã hội hiện đại.
  • Trong xã hội hiện đại, ngoài yêu cầu đòi hỏi về kiến thức trong sách vở, con người cần phải cố gắng thực hành và học hỏi các kiến thức thực tế.
  • Những tồn đọng trong xã hội Việt Nam, học kiến thức trong sách vở quá nhiều, học các môn học với lượng kiến thức rất lớn, học sinh không được thực hành nhiều, kiến thức thực hành thiếu, thay vào đó lý thuyết suông thì lại trang bị cho học sinh mỗi ngày.
  • Những cách để nâng cao được kĩ năng, kinh nghiệm và một hành trang đầy đủ nhất: 
    • Cần phải ra sức học tập, rèn luyện, học đi đôi với hành, ra sức làm mới lên các hoạt động, dám nghĩ, dám làm, nâng cao được trình độ dân trí và học thức của con người
    • Con người cần phải không ngừng nâng cao học thức, trình độ và cần phải rèn luyện kĩ năng cho bản thân để bước vào thế kỉ mới, tích cực học hỏi để hạn chế đi những nhược điểm trên, như tình trạng kiến thức lý thuyết nhiều mà quên đi thực hành, làm những điều đó con người sẽ đủ và sánh bước cùng các cường quốc năm châu.
    • Cần phải phát huy điểm mạnh của con người Việt Nam, đó là sự thông minh và nhạy bén với cái mới, luôn luôn phải có ý thức được tầm quan trọng của những điều đó trong cuộc sống của mình, bên cạnh đó con người cần phải nâng cao được trình độ học thức cũng như nâng cao trình độ hiểu biết trên tầm quốc tế.
    • Cần phải tích cực chủ động, sáng tạo, cần phải học đi đôi với hành.
  • Tầm quan trọng của việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới? Nó góp phần giúp con người đủ năng lực, kĩ năng để đối đầu với bao gian nan và thử thách mà cuộc sống đem lại cho mỗi con người.

3. Kết bài

  • Khẳng định câu nói trên là đúng, chúng ta cần phải tích cực chủ động học tập và trang bị cho mình đầy đủ kiến thức, kĩ năng để hành trang vào thế kỉ mới.

3. Soạn bài Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới là bài báo của Vũ Khoan, lần đầu được giới thiệu trên báo Tia sáng năm 2001. Tác giả là một trong những gương mặt mới của bộ phận lãnh đạo đất nước ta trong thời kì đổi mới, hội nhập. Để nắm được vấn đề cũng như dễ dàng trả lời được những câu hỏi trong SGK, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới.

4. Một số bài văn mẫu về Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

"Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của tác giả Vũ Khoan là một bài viết hay sâu sắc bàn luận về việc phải đổi mới cách suy nghĩ, những tính xấu của người Việt Nam để có thể đáp ứng kịp sự thay đổi của khoa học công nghệ trong thế kỷ mới. Bài viết này được đăng lần đầu trên tạp chí Tia sáng năm 2001 và đã được in thành sách do nhà xuất bản Trẻ TP. HCM xuất bản năm 2002. Để nắm vững bài học cũng như dễ dàng viết hoàn thành bài làm văn liên quan đến tác phẩm này, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:

[vanmau]

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK