Trang chủ Lớp 9 Ngữ văn Lớp 9 SGK Cũ Bài 19 Ngữ Văn 9 Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống - Ngữ văn 9

Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống - Ngữ văn 9

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Tìm hiểu bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

Đọc đoạn trích trong sách giáo khoa (trang 20) để trả lời các câu hỏi.

a. Trong văn bản trên tác giả bàn về hiện tượng gì trong đời sống? Hiện tượng ấy có những biểu hiện như thế nào? Tác giả có nêu rõ được vấn đề đáng quan tâm của hiện tượng đó không? Tác giả đã làm thế nào để người đọc nhận ra hiện tượng ấy?

  • Trong văn bản trên, tác giả bàn luận về hiện tượng coi thường giờ giấc. Biểu hiện của nó là: 
    • Trễ giờ ở các cuộc họp, các cuộc hội thảo.
    • Quý thời gian của mình chứ không tôn trọng thời gian của kẻ khác (đối lập: đi họp thì chậm, nhưng khi ra sân bay, lên tàu hoả, xem hát,... lại rất đúng giờ). 
  • Tác giả đã quan tâm tới bệnh lề mề ở rất nhiều góc độ khác nhau. Tác giả nêu sự kiện và có phát biểu suy nghĩ về sự việc đó.

b. Có thể có những nguyên nhân nào tạo nên hiện tượng đó?

Nguyên nhân chính gây nên bệnh lề mề là:

  • Do thói quen lề mề trong các cơ quan, đoàn thể. 
  • Do ý thức thiếu tôn trọng người khác.
  • Chỉ quý thời gian của mình, không biết quý trọng thời gian của người khác. 
  • Vô trách nhiệm đối với công việc chung.

c. Bệnh lề mề có những tác hại gì? Tác giả phân tích những tác hại của bệnh lề mề như thế nào? Bài viết đã đánh giá hiện tượng đó ra sao?

Tác hại của bệnh lề mề: 

  • Thành thói quen, khó thay đổi. 
  • Không biết tự trọng, ích kỷ. 
  • Gây hại cho tập thể (đi họp chậm dẫn đến thiếu thời gian nên vấn đề đưa ra bàn bạc sẽ không được thấu đáo).
  • Tạo ra tập quán xấu là giấy mời phải ghi sớm hơn thời gian khai mạc cuộc họp, hội thảo.

d. Bố cục của bài viết có mạch lạc, chặt chẽ không? Vì sao?

  • Sự phân tích của tác giả về các tác hại của bệnh lề mề rất ngắn gọn, mạch lạc, chặt chẽ và có sức thuyết phục cao. 
  • Nêu khái quát: Bệnh lề mề do thiếu tự trọng, thiếu tôn trọng người khác. 
  • Suy ra kết luận: Họ không có trách nhiệm với việc chung.
  • Triển khai cụ thể hơn: Họ quý thời gian của mình mà không tôn trọng thời gian của người khác.

1.2. Ghi nhớ

  • Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống xã hội là bàn về một sự vật, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.
  • Yêu cầu về nội dung của bài nghị luận này là phải nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề, phân tích mặt sai, mặt lợi, mặt hại, mặt đúng của nói, chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định của người viết.
  • Về hình thức, bài viết phải có bố cục mạch lạc, có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp, lời văn chính xác, sống động.

2. Soạn bài Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống

nắm được cách làm một bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống vững, các em có thể tham khảo

bài soạn Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK