Các thành phần biệt lập - Ngữ văn 9

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Thành phần tình thái

Đọc các câu sau đây (trích từ truyện ngắn Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng) và trả lời câu hỏi.

a. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. 

b. Anh quay lại nhìn con vừa khe khẽ lắc đầu vừa cười. Có lẽ vì khổ tâm đến nỗi không khóc được, nên anh phải cười vậy thôi. 

Các từ ngữ in đậm trong những câu trên thể hiện nhận định của người nói đối với sự việc nêu ở trong câu như thế nào?

Nếu không có những từ ngữ in đậm nói trên thì nghĩa sự việc của câu chứa chúng có khác đi không? Vì sao?

  • Chắc (câu a), có lẽ (câu b) là nhận định của người nói đối với sự việc được nói trong câu, thể hiện độ tin cậy cao ở chắc và thấp hơn ở có lẽ. 
  • Nếu không có những từ ngữ in đậm thì sự việc nói trong câu vẫn không có gì thay đổi. Các từ ngữ in đậm này chỉ có tác dụng thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.

1.2. Thành phần cảm thán

Đọc các câu sau đây, chú ý các từ ngữ in đậm và trả lời câu hỏi. 

a. , sao mà độ ấy vui thế. (Kim Lân, Làng) 

b. - Trời ơi, chỉ còn có năm phút! (Nguyễn Thành Long, Lặng lẽ Sa Pa) 

Các từ ngữ in đậm trong những câu trên có chỉ sự vật hay sự việc gì không? 

Nhờ những từ ngữ nào trong câu mà chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu ồ hoặc kêu trời ơi?

Các từ ngừ in đậm được dùng để làm gì?

  • Các từ ngữ ồ, trời ơi ở đây không chỉ sự vật hay sự việc gì cả. 
  • Chúng ta hiểu được tại sao người nói kêu ồ, trời ơi là nhờ phần câu tiếp theo sau những từ ngữ này. Chính nhờ những phần câu tiếp theo sau các từ ngữ đó (sao mà độ ấy vui thế, chi còn có năm phút) giải thích cho người nghe biết lí do tại sao người nói cảm thán. 
  • Các từ ngữ in đậm ồ, trời ơi không dùng để gọi ai cả, chúng chỉ giúp người nói giãi bày lòng mình, bày tỏ tâm lí của người nói (ồ: vui vẻ, trời ơi: lo lắng, tiếc nuối).

1.3. Ghi nhớ 

  • Thành phần tình thái được dùng để thể hiện cách nhìn của người nói đối với sự việc được nói đến trong câu.
  • Thành phần cảm thán được dùng để bộc lộ tâm lí của người nói (vui, buồn, mừng, giận,...).
  • Các thành phần tình thái, cảm thán là những bộ phận không tham gia vào việc diễn đạt nghĩa sự việc của câu nên được gọi là thành phần biệt lập.

2. Soạn bài Các thành phần biệt lập

Để nắm vững kiến thức cần đạt của bài học, các em có thể tham khảo bài soạn Các thành phần biệt lập.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK