Câu 1. Liệt kê các tác phẩm truyện và thơ đã học vào bảng thống kê về tác phẩm, tác giả, năm sáng tác, nội dung và nghệ thuật
Ôn phần truyện
STT | Tên tác phẩm | Tên tác giả | Năm sáng tác | Tóm tắt nội dung |
1 | Làng | Kim Lân | 1948 |
Qua tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin đồn làng mình theo giặc, truyện thể hiện tình yêu làng thống nhất với tình yêu và tinh thần kháng chiến. |
2 | Lặng lẽ Sa Pa | Nguyễn Thành Long | 1970 |
Ca ngợi những người lao động thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến tâm sức của mình cho đất nước. |
3 | Chiếc lược ngà | Nguyễn Quang Sáng | 1966 |
Câu chuyện cảm động éo le về hai cha con ông Sáu và bé Thu trong lần ông về thăm nhà và khu căn cứ. Qua đó ca ngợi tình cha con thắm thiết trong chiến tranh. |
Ôn phần thơ
STT | Tác phẩm | Tác giả | Năm ST | Thể loại | Nội dung | Nghệ thuật |
1 | Đồng chí | Chính Hữu | 1948 | Tự do | Ca ngợi tình đồng chí của những người lính CM trong kháng chiến chống Pháp. Tình đồng chí trở thành sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của bộ đội cụ Hồ. |
Chi tiết, hình ảnh, ngôn ngữ giản dị, chân thực, cô đọng, giàu sức biểu cảm. Hình ảnh vừa, hiện thực vừa sáng tạo. |
2 | Bài thơ về tiểu đội xe không kính | Phạm Tiến Duật | 1969 | Tự do | Tư thế hiên ngang, tinh thần chiến đấu dũng cảm niềm vui lạc quan của những người lính lái xe trong kháng chiến chống Mĩ. | Tứ thơ độc đáo, giọng điệu tự nhiên khoẻ khoắn, có chút ngang tàng… |
3 | Đoàn thuyền đánh cá | Huy Cận | 1958 | Bảy chữ | Cảm xúc tươi khỏe về thiên nhiên và lao động tập thể qua cánh thuyền ra khơi đánh cá của người dân chài Quảng Ninh. | Sử dụng nhiều hình ảnh đẹp lên thơ của vũ trụ của người dân chài. |
4 | Bếp lửa | Bằng Việt | 1963 | 7, 8 chữ | Những tình cảm về tình bà cháu, lòng kính yêu và biết ơn của cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước. | Kết hợp biểu cảm, miêu tả- kể chuyện. Hình ảnh bếp lửa gắn với hình ảnh bà tạo ra những ý nghĩa sâu sắc. |
5 | Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ | Nguyễn Khoa Điềm | 1971 | Chủ yếu là tám chữ | Tình yêu thương con gắn liền với tình yêu làng nước, tinh thần chiến đấu của người mẹ Tà -ôi. | Điệp khúc xen kẽ lời ru, nhịp điệu ngọt ngào đều đều. Hình ảnh mới mẻ, sáng tạo. |
6 | Ánh trăng | Nguyễn Duy | 1978 | Năm chữ | Ánh trăng là bài thơ nhắc nhở con người không quên những kỉ niệm thơ ấu gắn bó với thiên nhiên, những năm giao chiến đấu. Nhắc nhở thái độ sống tình nghĩa. |
Hình ảnh bình dị, tứ thơ bất ngờ, giọng điệu chân tình, nhỏ nhẹ mà thấm sâu. |
Câu 2. Tóm tắt cốt truyện, tình huống chính và nêu chủ đề của các truyện ngắn: Làng của Kim Lân, Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long, Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
Truyện | Tóm tắt cốt truyện | Tình huống chính | Chủ để |
Làng | Suốt mấy ngày, ông Hai luôn chột dạ, đau đớn, tủi hổ, khi nghe tin làng mình theo giặc. Khi được tin cải chính, ông vui sướng như người đã chết đi sống lại. |
Nỗi đau khổ của ông Hai khi đột ngột nghe tin làng Chợ Dầu của ông theo giặc. Niềm vui khôn xiết của ông Hai khi được nghe cải chính. | Ca ngợi tình yêu quê hương. đất nước. |
Lặng lẽ Sa Pa | Cuộc gặp gỡ tình cờ giữa bốn người: ông họa sĩ già, cô kĩ sư mới tốt nghiệp, bác lái xe và anh thanh niên phụ trách trạm khí tượng trên núi cao. |
Xe dừng đột ngột khi vừa qua Sa Pa. |
Khẳng định vẻ đẹp bình dị của con người lao động và ý nghĩa của những công việc thầm lặng. |
Chiếc lược ngà | Ông Sáu đi kháng chiến, khi trở lại thăm nhà thì con gái đã lên tám tuổi. Bé Thu không nhận ra cha. Khi em nhận ra cha thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi. Vào khu căn cứ, nhớ lời con, ông Sáu đã làm được một chiếc lược bằng ngà voi để tặng con nhưng ông đã hi sinh trong một trận càn. Trước khi nhắm mắt, ông chỉ còn kịp nhờ một người bạn chuyển cây lược cho con. |
Bé Thu không nhận ra cha. Khi em nhận ra cha thì cũng là lúc ông Sáu phải ra đi, vào khu căn cứ. Ông Sáu hi sinh không trao được tận tay con chiếc lược ngà. |
Ca ngợi tình cảm sâu nặng của người con với người cha đi kháng chiến. |
Câu 3. Phân tích nét nổi bật trong tính cách nhân vật ông Hai, Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật này của tác giả. Quan hệ giữa tình yêu làng quê và lòng yêu nước của nhân vật ông Hai.
Câu 4. Vẻ đẹp trong cách sống, trong tâm hồn và những suy nghĩ của nhân vật anh thanh niên một mình trên trạm khí tượng giữa núi cao trong truyện Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long.
Câu 5. Cảm nghĩ của em về nhân vật Bé Thu và tình cha con trong chiến tranh ở truyện Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng.
Câu 6. Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong hai bài thơ: Đồng chí (Chính Hữu) và Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật).
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày,
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay.
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh,
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi.
Súng bên súng, đầu sát bên đầu,
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.
Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi
Ung dung buồng lái ta ngồi
Không có kính ừ thì có bụi,
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điều thuốc,
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
Không có kính rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước.
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước.
Câu 7. Tình yêu con và lòng yêu nước, gắn bó với cách mạng của người mẹ Tà ôi biểu hiện trong những lời ru của bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điều.
Ngủy ngoan A - kay ơi, ngủ ngoan a - kay hỡi
Mẹ thương a - kay mẹ thương bộ đội
Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần
Mai sau khôn lớn vung chày lún sân.
Ngủ ngon a - kay ơi, ngủ ngoan a - kay hỡi
Mẹ thương a - kay mẹ thương đất nước
Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ.
Câu 8. Phân tích bút pháp xây dựng hình ảnh thơ trong các bài thơ Đồng chí (Chính Hữu), Đoàn thuyền đánh cá (Huy Cận), Ánh trăng (Nguyễn Duy).
Câu 9. Phân tích những hình ảnh biểu tượng: đầu súng trăng treo (Đồng chí), trăng (Ánh trăng.
Để ôn tập, củng cố kiến thức về những tác phẩm truyện Việt Nam hiện đại đã học trong chương trình Ngữ văn 9, các em có thể tham khảo bài soạn Kiểm tra thơ và truyện hiện đại (II).
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK