“Quê hương tôi nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.”
→ Các anh ra đi từ những miền quê nghèo đói, lam lũ và gặp gỡ nhau ở tình yêu Tổ quốc lớn lao. Các anh là những người nông dân mặc áo lính – đó là sự đồng cảm về giai cấp.
“Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”.
⇒ Cảm nhận từ hình ảnh thơ một tình quê ăm ắp và đây cũng là nguồn động viên, an ủi, là sức mạnh tinh thần giúp người chiến sĩ vượt qua mọi gian lao, thử thách suốt một thời máu lửa, đạn bom. Chính những tình cảm đó đã tạo nên sự gắn bó thương yêu đoàn kết keo sơn của những người lính cách mạng.
“Súng bên súng, đầu sát bên đầu”
→ Tình đồng chí, đồng đội được hình thành trên cơ sở cùng chung nhiệm vụ và lí tưởng cao đẹp. Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc thân yêu, các anh đã cùng tập hợp dưới quân kì, cùng kề vai sát cánh trong đội ngũ chiến đấu để thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng của thời đại.
“Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”.
→ Chính trong những ngày gian khó, các anh đã trở thành tri kỉ của nhau,để cùng chung nhau cái giá lạnh mùa đông, chia nhau cái khó khăn trong một cuộc sống đầy gian nan.
⇒ Bằng những hình ảnh tả thực, hình ảnh sóng đôi, tác giả đã tái hiện chân thực những khó khăn thiếu thốn trong buổi đầu kháng chiến: thiếu lương thực, thiếu vũ khí, quân trang, thiếu thuốc men…Người lính phải chịu “từng cơn ớn lạnh”, những cơn sốt rét rừng hành hạ, sức khỏe giảm sút, song sức mạnh của tình đồng chí đã giúp họ vượt qua tất cả.
Với nhiều hình ảnh chọn lọc, từ ngữ gợi cảm mà lại gần gũi thân thuộc, với biện pháp sóng đôi, đối ngữ được sử dụng rất thành công, Chính Hữu đã viết nên một bài ca với những ngôn từ chọn lọc, bình dị mà có sức ngân vang.
Bài thơ đã ca ngợi tình đồng chí hết sức thiêng liêng, như là một ngọn lửa vẫn cháy mãi, bập bùng không bao giờ tắt, ngọn lửa thắp sáng đêm đen của chiến tranh.
Đề: Phân tích "Bài thơ Đồng chí" của Chính Hữu.
Gợi ý làm bài
1. Mở bài
2. Thân bài
a. Cơ sở hình thành tình đồng chí
"Quê hương anh nước mặn đồngchua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá".
"Súng bên súng, đầu sát bên đầu".
"Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ".
b. Những biểu hiện cảm động của tình đồng đội
"Ruộng nương anh gửi bạnthân cày,
Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính."
"Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Rét run người vừng trán ướt mồ hôi".
3. Kết bài
Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu ra đời năm 1948 kể về tình đồng chí đồng đội giản dị mà sâu đậm, thắm thiết, vượt lên trên mọi gian khó của những người chiến sĩ cách mạng lúc bấy giờ. Để nắm được những nội dung, nghệ thuật của bài thơ, các em có thể tham khảo bài soạn tại đây: Bài soạn Đồng chí.
Tác giả Chính Hữu với phong trào thơ ca yêu nước thời chống Pháp, với lời thơ chân thực, giản dị mà sâu lắng, vừa là một trang sử hào hùng, vừa như một khúc ca trầm lắng đi sâu vào lòng người. Và trong những hoàn cảnh gian nan, đã đưa những người đồng đội, đồng chí xích lại gần nhau hơn, trở thành những người tri kỉ của nhau. Để hiểu và phân tích được các dạng đề văn xoay quanh tác phẩm Đồng chí, các em có thể tham khảo một số bài văn mẫu dưới đây:
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK