Làm thơ bảy chữ - Ngữ văn 8

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Chuẩn bị ở nhà

a. Khái niệm và phạm vi luyện tập

  • Thơ bảy chữ là hình thức thơ lấy câu thơ bảy chữ làm đơn vị nhịp điệu, bao gồm:
    • Thơ bảy chữ cổ thể.
    • Thơ Đường luật tám câu bảy chữ và bốn câu bảy chữ.
    • Thơ hiện đại với câu thơ bảy chữ.
  • Phạm vi luyện tập là thơ bốn câu bảy chữ, giới hạn ở cách ngắt nhịp, gieo đúng vần, đúng luật bằng trắc giữa các câu.

b. Em tự quan sát và đưa ra nhận xét về số câu, số chữ của bài thơ, khổ thơ trên. Cách gieo vần và luật bằng trắc trong câu của các bài thơ, khổ thơ SGK trang 165.

  • Khổ thơ a.

    • Cách ngắt nhịp của các câu: 4/3.
    • Gieo vần: vần bằng “on” (tiếng cuối câu 1,2, 4).
    • Luật bằng trắc:

B B B T T B B

T T B B T T B

T T B B B T T

B B T T T B B 

  • Khổ thơ b. 
    • Cách ngắt nhịp của câu 1: 3/1/3; câu 2,3: 4/3; câu 4: 2/2/3. 
    • Gieo vần: vần bằng “ây” - “ay” (tiếng cuối câu 1,2, 4) 
    • Luật bằng trắc:

B T B B T T B

T B B T T B B

T B T T B B T

T T B B T T B

  • Khổ thơ c.
    • Cách ngắt nhịp của các câu: 4/3
    • Gieo vần: vần bằng “e” — “oe” (tiếng cuối câu 1,2, 4) 
    • Luật bằng trắc:

B B T T T B B

T T B B T T B

T T B B B T T

B B B T T B B 
 

c. Sưu tầm một số bài thơ

Vào Xuân

Nắng ban mai reo rắc cung đàn

Tiếng nẩy chồi vườn lộc kết xuân

Em có nghe lòng đang rạo rực

Cánh môi trần mộng đỏ cười duyên.

1.2. Hoạt động trên lớp

a. Nhận diện luật thơ

Hãy đọc, gạch nhịp và chỉ ra các tiếng gieo vần cũng như mối quan hệ bằng trắc của hai câu thơ kề nhau trong bài sau:

Chiều

Chiều hôm thằng bé cưỡi trâu về

Nó ngẩng đầu lên hớn hở nghe.

Tiếng sáo diều cao vòi vọi rót,

Vòm trời trong vắt ánh pha lê.

  • Nhịp của cả bốn câu trong bài thơ là: 4/3 
  • Các tiếng cuối các câu 1, 2, 4 gieo vần: ê - e. 
  • Quan hệ bằng trắc của hai câu thơ kề nhau: câu 1 và 2 đối nhau, câu 2 và 3 niêm với nhau, câu 3 và 4 đối nhau.

Bài thơ sau của Đoàn Văn Cừ đã bị chép sai. Hãy chỉ ra chỗ sai, nói lí do và tìm cách sửa lại cho đúng.

Tối

Trong túp lều tranh cánh liếp che,

Ngọn đèn mờ, tỏa ánh xanh xanh,

Tiếng chày nhịp một trong đêm vắng,

Như bước thời gian đếm quãng kkhuya.

  • Bài thơ bị chép sai ở hai chỗ của câu thứ hai: 
  • Sau “Ngọn đèn mờ” không có dấu phẩy. Dấu phẩy ở vị trí này khiến cho nhịp đọc bị sai (nhịp 4/3 chứ không phải 3/4). 
  • Tiếng “xanh” bị chép sai (bản gốc là tiếng “lè”) nên vần “anh” trong tiếng này không hợp với vần “e” trong tiếng “che” ở trên. 
  • Sửa lại: bỏ dấu phẩy, thay “xanh” bằng “lè”.

b. Tập làm thơ

Hãy làm tiếp hai câu cuối theo ý mình trong bài thơ Tú Xương mà người biên soạn đã giấu đi.

Tôi thấy người ta có bảo rằng:

Bảo rằng thằng cuội ở cung trăng!

...

...

  • Làm thêm vào bài thơ Tú Xương

Tôi thấy người ta có bảo rằng:

Bảo rằng thằng cuội ở cung trăng!

Đáng cho cái tội quân lừa dối,

Giá khắc mà ta vẫn gọi thằng.

Làm tiếp bài thơ dưới đây cho trọn vẹn ý

Vui sao ngày đã chuyển hè,

Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve

...

...

  • Làm thêm bài thơ

Vui sao ngày đã chuyển hè,

Phượng đỏ sân trường rộn tiếng ve

Phấp phới trong lòng bao tiếng gọi,

Thoảng hương lúa chín gió đồng quê.

2. Soạn bài Làm thơ bảy chữ

 Để biết cách nhận diện và tập làm thơ bảy chữ, các em có thể tham khảo bài soạn Làm thơ bảy chữ.



 

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK