a. Những từ ngữ in đậm trong các đoạn trích sau đây có nghĩa gì ? Tại sao người viết, người nói lại dùng cách diễn đạt đó ?
– Vì vậy, tôi để sẵn mấy lời này, phòng khi tôi sẽ đi gặp cụ Các Mác, cụ Lê-nin và các vị cách mạng đàn anh khác, thì đồng bào cả nước, đồng chí trong Đảng và bầu bạn khắp nơi đều khỏi cảm thấy đột ngột.
(Hồ Chí Minh, Di chúc)
Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
(Tố Hữu, Bác ơi)
– Lượng con ông Độ đây mà... Rõ tội nghiệp, về đến nhà thì bố mẹ chẳng còn.
(Hồ Phương, Thư nhà)
b. Vì sao trong câu văn sau đây, tác giả dùng từ ngữ hầu sữa mà không dùng một từ ngữ khác cùng nghĩa ?
Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mật vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, gãi rôm ở sống lung cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.
(Nguyên Hồng, Những ngày thơ ấu)
c. So sánh hai cách nó sau đây, cho biết cách nói nào nhẹ nhàng, tế nhị hơn đối với người nghe.
– Con dạo này lười lắm.
– Con dạo này không được chăm chỉ lắm.
Để hiểu được thế nào là nói giảm nói tránh, biết sử dụng cách nói giảm nói tránh, các em có thể tham khảo bài soạn Nói giảm nói tránh.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK