Câu 1. Lập bảng thống kê những văn bản truyện kí Việt Nam đã học từ đầu năm học theo mẫu sau:
Tên văn bản, tác giả (1) | Thể loại (2) | Phương thức biểu đạt (3) | Nội dung chủ yếu (4) | Đặc sắc nghệ thuật (5) |
Tên văn bản, tác giả (1) | Thể loại (2) | Phương thức biểu đạt (3) | Nội dung chủ yếu (4) | Đặc sắc nghệ thuật (5) |
Trong lòng mẹ (Nguyên Hồng) | Hồi kí (trích) | Tự sự (có xen trữ tình) | Nỗi đau của đứa bé mồ côi và tình yêu thương của mẹ bé. | Văn hồi kí chân thực, trữ tình, tha thiết. |
Tức nước vỡ bờ (Ngô Tất Tố) | Tiểu thuyết (trích) | Tự sự | Phê phán chế độ tàn ác, bất nhân và ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn, sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông thôn. | Khắc họa nhân vật và miêu tả hiện thực một cách chân thực, sống động. |
Lão Hạc (Nam Cao) | Truyện ngắn (trích) | Tự sự (có xen yếu tố trữ tình) | Số phận bi thảm của người nông dân cùng khổ và nhân phẩm cao đẹp của họ. | Nhân vật được miêu tả sâu về tâm lí, cách kể chuyện tự nhiên, vừa linh hoạt vừa đậm tính chất trữ tình. |
Câu 2. Hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau chủ yếu về nội dung và hình thức nghệ thuật của ba văn bản trong các bài 2, 3 và 4.
Câu 3. Trong mỗi văn bản của các bài 2, 3 và 4 kể trên, em thích nhất nhân vật hoặc đoạn văn nào? Vì sao?
Để phân biệt được sự giống nhau và khác nhau cơ bản của truyện kí, các em có thể tham khảo thêm bài soạn Ôn tập truyện kí Việt Nam.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Copyright © 2021 HOCTAPSGK