Trang chủ Lớp 12 Lịch sử Lớp 12 SGK Cũ Chương III: Việt Nam Từ Năm 1945 Đến Năm 1954 Lịch sử 12 Bài 17: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946

Lịch sử 12 Bài 17: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946

Lý thuyết Bài tập

Tóm tắt bài

1.1. Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám 1945

  • Khó khăn:
    • Quân đội đồng minh với danh nghĩa giải giáp quân Nhật lũ lượt kéo vào nước ta.
      • Miền Bắc (từ vĩ tuyến 16 trở ra): 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc  kéo vào nước ta theo sau là các đảng phái tay sai nhưViệt Nam Quốc dân Đảng (Việt Quốc), Việt Nam cách mạng đồng chí hội (Việt Cách) hòng giành lại chính quyền.
      • Miền Nam (từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam)
    • Quân Anh tạo điều kiện cho Pháp trở lại xâm lược nước ta. Lợi dụng tình hình, bọn phản động ngóc đầu dậy làm tay sai cho Pháp chống phá cách mạng.
    • Trên cả nước còn 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp.
    • Chính quyền cách mạng vừa thành lập, chưa được củng cố, lực lượng vũ trang non yếu.
    • Nạn đói cuối 1944 đầu 1945 chưa khắc phục được; nạn lụt lớn làm vỡ đê 9 tỉnh Bắc Bộ; hạn hán kéo dài.
    • Cơ sở công nghiệp chưa phục hồi, hàng hóa khan hiếm, giá cả tăng vọt, đời sống nhân dân nhiều khó khăn.
    • Ngân sách Nhà nước trống rỗng, chính quyền cách mạng chưa quản lí được ngân hàng Đông Dương...
    • Tàn dư văn hóa lạc hậu của chế độ thực dân, phong kiến để lại hết sức nặng nề, hơn 90% dân số không biết chữ.

-> Đất nước trước tình thế ngàn cân treo sợi tóc

  • Thuận lợi
    • Nhân dân đã giành quyền làm chủ, được hưởng quyền lợi do chính quyền cách mạng mang lại nên phấn khởi và gắn bó với chế độ.
    • Cách mạng nước ta có Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng suốt lãnh đạo.
    • Hệ thống XHCN đang hình thành, phong trào giải phóng dân tộc dâng cao ở nhiều nước thuộc địa và phụ thuộc.
    • Phong trào đấu tranh vì hòa bình, dân chủ phát triển ở nhiều nước tư bản.

1.2. Bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạn đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính

1. Xây dựng chính quyền cách mạng

  • Ngày 06/01/1946, hơn 90% cử tri trong cả nước đi bỏ phiếu bầu Quốc hội và đã bầu ra 333 đại biểu.
  • Ngày 02/03/1946, Quốc hội thông qua danh sách Chính phủ liên hiệp kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, lập ra Ban dự thảo Hiến pháp.
  • Ngày 09/11/1946: Ban hành Hiến pháp đầu tiên.
  • Lực lượng vũ trang được chú trọng xây dựng.
    • 5/1945 thành lập Việt Nam giải phóng quân, đổi thành Vệ quốc đoàn (9/1945)
    • 22/5/1946 Vệ quốc đoàn đổi thành Quân đội quốc gia Việt Nam.
    • Cuối năm 1945, lực lương dân quân tự vệ tăng lên hàng chục vạn người.

2. Giải quyết nạn đói

  • Quyên góp, điều hòa thóc gạo giữa các địa phương trong cả nước, nghiêm trị những kẻ đầu cơ tích trữ, không dùng gạo, ngô, khoai, sắn để nấu rượu.
  • Hồ Chủ Tịch kêu gọi “nhường cơm sẻ áo”, lập “ Hũ gạo cứu đói”, tổ chức “Ngày đồng tâm”.
  • Tăng gia sản xuất “Tấc đất tấc vàng”, “ Không một tấc đất bỏ hoang”.
  • Bỏ thuế thân và các thứ  thuế vô lý.
  • Giảm tô, thuế ruộng đất 25 %, chia lại ruộng đất công.

-> Sản xuất nông nghiệp nhanh chóng được phục hồi, nạn đói bị đẩy lùi.

3. Giải quyết nạn dốt

  • Xóa nạn mù chữ là nhiệm vụ cấp bách.
  • Ngày 8/9/1945, Hồ Chủ Tịch ký sắc lệnh lập Nha Bình dân học vụ, kêu gọi nhân dân xóa nạn mù chữ.
  • Từ 9/1945 đến 9/1946, trên toàn quốc gần 76 nghìn lớp học, xóa mù chữ cho hơn 2,5 triệu người.
  • Trường học các cấp phổ thông và đại học sớm khai giảng, nội dung và phương pháp giáo dục được đổi mới theo tinh thần dân tộc dân chủ.

4. Giải quyết khó khăn về tài chính

  • Kêu gọi tinh thần tự nguyện đóng góp của nhân dân cả nước
  • Vận động xây dựng “Quỹ  độc lập”, phát động phong trào “Tuần lễ vàng”.
  • Nhân dân đã tự nguyện đóng góp 370 kg vàng, 20 triệu đồng vào “Quỹ độc lập”, 40 triệu đồng vào “Quỹ đảm phụ quốc phòng”.
  • Ngày 23/11/1946, Quốc hội cho lưu hành tiền Việt Nam trong cả nước.     

1.3. Đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản, bảo vệ chính quyền cách mạng

1. Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược ở Nam Bộ

  • Ngay sau khi Nhật đầu hàng Đồng minh, chính phủ Pháp thành lập đạo quân viễn chinh do tướng Lơ cơ léc chỉ huy, cử Đácgiăngliơ làm Cao Ủy  Đông Dương  để tái chiếm Đông Dương.
  • Ngày 02/09/1945, nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn tổ chức mít tinh chào mừng “Ngày Độc lập”, Pháp xả súng vào đám đông là nhiều người chết và bị thương.
  • 6/9/1945 quân Anh vào giải giáp quân Nhật, theo sau là quân Pháp; đến Sài gòn, yêu cầu ta giải tán lực lượng vũ trang, thả hết tù binh Pháp.
  • Đêm 22 rạng sáng 23/09/1945, được sự giúp đỡ của quân Anh, Pháp đánh úp trụ sở Ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược nước ta lần thứ hai.
  • Quân dân Nam Bộ nhất tề đứng lên chiến đấu chống quân xâm lược, đột nhập sân bay tân Sơn Nhất, đốt cháy Tàu Pháp, đánh kho tàng, phá nhà giam…
  • Phối hợp với lực lượng vũ trang, nhân dân Sài Gòn phá nguồn tiếp tế của địch, dựng chướng ngại vật và chiến lũy trên đường phố... chợ không hợp, tàu xe ngừng chạy, điện, nước bị cắt.

-> Quân Pháp bị bao quay trong thành phố

  • Từ 5/10/1945, sau khi có thêm viện binh, Pháp phá vòng vây Sài Gòn – Chợ Lớn, mở rộng đánh chiếm Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
  • Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch lãnh đạo cả nước chi viện cho Nam Bộ và Nam Trung bộ, hàng vạn thanh niên hăng hái gia nhập các đoàn quân "Nam tiến”; tổ chức quyên góp tiền, gạo, áo quần, thuốc men... ủng hộ nhân dân Nam Bộ và Nam Trung Bộ kháng chiến.

2. Đấu tranh với Trung hoa Dân Quốc và bọn phản cách mạng ở miền Bắc

  • Đối với quân Trung Hoa Quốc Dân Đảng
    • Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ tịch chủ trương tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân Quốc.
    • 2/3/1946 tại kì họp đầu tiên, Quốc hội khóa I đồng ý:
      • Nhượng cho Việt Quốc, Việt cách 70 ghế trong Quốc hội, 4 ghế Bộ trưởng trong Chính phủ liên hiệp.
      • Kinh tế: cung cấp một phần lương thực thực phẩm, phương tiện giao thông vận tải, cho phép lưu hành tiền Trung Hoa.
      • 11/11/1945, Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố “tự giải tán” nhưng là tạm thời rút vào hoạt động bí mật, tiếp tục lãnh đạo chính quyền cách mạng.

- > Nhằm giảm bớt sức ép của kẻ thù, tránh hiểu lầm và đảm bảo lợi ích dân tộc.

  • Đối với các tổ chức phản cách mạng, tay sai:
    • Kiên quyết vạch trần âm mưu và hành động chia rẽ, phá hoại của chúng, nếu có đủ bằng chứng thì trừng trị theo pháp luật.
    • Ban hành một số sắc lệnh trấn áp bọn phản cách mạng.
  • Ý nghĩa: hạn chế mức thấp nhất các hoạt động chống phá của Trung Hoa Dân Quốc và tay sai, làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng.

3. Hòa hoãn với Pháp nhằm đẩy quân Trung Hoa Dân Quốc ra khỏi nước ta

  • Sau khi chiếm Nam Bộ, Pháp thực hiện kế hoạch tiến quân ra Bắc nhằm thôn tính nước ta.
  • Ngày 28/2/1946, Pháp và Trung Hoa Dân Quốc ký Hiệp ước Hoa - Pháp:
    • Pháp trả lại các tô giới, nhượng địa và được vận chuyển hàng hóa qua cảng Hải Phòng, Vân Nam không đóng thuế.
    • Đổi lại cho Pháp đưa quân ra Bắc thay Trung Hoa giải giáp quân đội Nhật.
  • Hiệp ước Hoa - Pháp đã đặt nhân dân ta trước sự lựa chọn một trong hai con đường:
    • Hoặc cầm súng chiến đấu chống thực dân Pháp.
    • Hoặc hòa hoãn, nhân nhượng Pháp để tránh tình trạng phải đối phó một lúc với nhiều kẻ thù.
  • 3/3/1946, Ban thường vụ Trung ương họp, do chủ tịch Hồ Chí Minh làm chủ trì, đã chọn giải pháp “hòa để tiến”
  • 6/3/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ  ký với Pháp Hiệp định Sơ bộ.
  • Nội dung Hiệp định:
    • Pháp công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là một quốc gia tự do, có Chính phủ riêng, nghị viện riêng, quân đội riêng và tài chính riêng và là thành viên của Liên bang Đông Dương, nằm trong khối Liên Hiệp Pháp.
    • Chính phủ Việt Nam thỏa thuận cho 15.000 quân Pháp ra miền Bắc thay quân Trung Hoa Dân Quốc giải giáp quân Nhật, số quân này sẽ đóng lại những địa điểm quy định và rút dần trong thời hạn 5 năm.
    • Hai bên ngừng xung đột ở miền Nam và giữ nguyên quân đội của mình tại vị trí cũ, tạo thuận lợi đi đến đàm phán chính thức bàn về vấn đề ngoại giao của Việt Nam, chế độ tương lai của Đông Dương, quyền lợi kinh tế và văn hóa của người Pháp ởViệt Nam.
  • Ý nghĩa
    • Tránh được cuộc chiến đấu bất lợi cùng lúc với nhiều kẻ thù, đẩy được 20 vạn quân Trung Hoa Dân  Quốc và tay sai ra khỏi nước ta.
    • Có thêm thời gian hòa bình để củng cố chính quyền cách mạng, chuẩn bị mọi mặt cho kháng chiến lâu dài chống Pháp.
  • Sau Hiệp định Sơ bộ, Pháp vẫn tiếp tục gây xung đột vũ trang ở Nam bộ, âm mưu tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam.
  • 6/7/1946 Chính phủ Việt Nam và Pháp tổ chức đàm phán tại Phôngtennơblô (Pháp) nhưng Pháp khồn chịu công nhận độc lập và thống nhất của nước ta.
  • Ở Đông Dương, Pháp tăng cường những hoạt động khiêu khích.

-> Quan hệ Việt – Pháp ngày càng căng thẳng, nguy cơ bùng nổ ra chiến tranh.

  • 14 /9/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với đại diện chính phủ Pháp bản Tạm ước, tiếp tục nhân cho Pháp một số quyền lợi kinh tế, văn hóa, tạo điều kiện cho ta có thêm thời  gian xây dựng, củng cố lực lượng, chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp.

2. Luyện tập và củng cố

Với bài học này, các em cần nắm vững những kiến thức về:

  • Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám
  • Bước đầu xây dựng chính quyền cách mạng, giải quyết nạ đói, nạn dốt và khó khăn về tài chính
  • Đấu tranh chống ngoại xâm, nội phản bảo vệ chính quyền cách mạng
  • Hòa hoãn với Pháp và đẩy quân Trung Hoa dân quốc ra khỏi nước ta

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Lịch sử 12 Bài 17 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4 - Câu 10: Xem thêm phần trắc nghiệm để làm thử Online

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Lịch sử 12 Bài 17 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 129 SGK Lịch sử 12

Bài tập 2 trang 129 SGK Lịch sử 12

Bài tập Thảo luận trang 122 SGK Lịch sử 12 Bài 17

Bài tập Thảo luận trang 125 SGK Lịch sử 12 Bài 17

Bài tập Thảo luận 1 trang 129 SGK Lịch sử 12 Bài 17

Bài tập Thảo luận 2 trang 129 SGK Lịch sử 12 Bài 17

Bài tập 1 trang 90 SBT Lịch sử 12 Bài 17

Bài tập 2 trang 93 SBT Lịch sử 12 Bài 17

Bài tập 3 trang 93 SBT Lịch sử 12 Bài 17

Bài tập 4 trang 94 SBT Lịch sử 12 Bài 17

Bài tập 5 trang 95 SBT Lịch sử 12 Bài 17

3. Hỏi đáp Bài 17 Lịch sử 12

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Lịch sử HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

Bạn có biết?

Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK